Cô gái mất một bên mắt vì chủ quan với bệnh trĩ
Bị trĩ kinh niên nhưng cô gái không đi khám mà tự ý mua thuốc về điều trị. Hậu quả, cô bị nhiễm trùng huyết, phải khoét bỏ con mắt trái.
Cô Tạ (người Trung Quốc) bị táo bón mãn tính cùng với bệnh trĩ kinh niên. Tháng 2 năm nay, bệnh trĩ của cô Tạ bỗng nhiên trở nặng. Cô thường bị đau quanh hậu môn và đi ngoài ra máu. Thế nhưng, do chủ quan, cô Tạ không đi khám mà tự ý mua thuốc về uống và đặt hậu môn.
Không ngờ tình trạng bệnh không những không được cải thiện mà ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vài ngày trước, cô Tạ còn phát hiện mắt trái sưng tấy, chảy mủ, mắt mờ, khó mở được mắt. Lo lắng, cô Tạ vội tìm đến bác sĩ để thăm khám.
Đến bệnh viện kiểm tra, cô Tạ được thông báo rằng bị nhiễm trùng huyết, viêm nội nhãn mắt trái gây thủng nhãn cầu và áp xe phổi, phải điều trị ngay lập tức. Đáng tiếc, dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng vẫn phải cắt bỏ con mắt trái của cô Tạ vì bị nhiễm trùng lan rộng.
Sau khi bình phục, cô Tạ cảm thấy vô cùng hối hận vì đã chủ quan, không đi khám sớm, khi có nhiều dấu hiệu bất thường lại chỉ nghĩ rằng do mình nghỉ ngơi không đủ, thức khuya khiến mắt bị khó chịu.
Về vấn đề này, bác sĩ Trần Hải Âu, Giám đốc Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam chỉ ra rằng hiện tượng áp xe mắt và áp xe phổi mà cô Tạ mắc phải thực chất bắt nguồn từ bệnh trĩ. Căn bệnh này khiến thành mạch máu của trĩ nội bị vỡ, một khi xuất huyết , các vi khuẩn sẽ lây lan khắp cơ thể qua vết thương, dẫn đến nhiễm trùng huyết, cuối cùng nhân lên trong mắt và phổi, gây áp xe hai bộ phận cực quan trọng này.
Bác sĩ Trần cũng cho biết, nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng huyết, khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm trùng phải đến bệnh viện chính quy để khám và điều trị nhằm giảm nguy cơ diễn tiến xấu.
Ngoài nhiễm trùng máu, bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể gặp phải những biến chứng sau:
-Thiếu máu: thường xuyên chảy máu hậu môn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn, suy giảm các chỉ số hồng cầu trong máu. Mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng thiếu máu mãn làm người bệnh luôn trong trạng thái kiệt sức, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể cần truyền máu hoặc nhập viện điều trị. Đặc biệt, xuất huyết do trĩ ở nam giới thường nghiêm trọng hơn nữ. Nguyên nhân là do đường hậu môn ở nữ không sâu, trĩ nội sớm lòi ra ngoài, giúp phát hiện và điều trị sớm. Trong khi đó, đường hậu môn ở nam giới sâu hơn nên khó phát hiện, một khi tiêu ra máu thì búi trĩ đã rất to, mất máu nhiều và khó điều trị.
-Nhiễm khuẩn búi trĩ: Đây là tình trạng biến chứng xảy ra khi búi trĩ bị sa ra bên ngoài và cọ sát với quần áo mà bị tổn thương. Búi trĩ bị rách phần da bao bọc bên ngoài gây chảy máu và nhiễm trùng. Cùng với đó, chất dịch nhầy tiết ra ngày càng nhiều khiến cho búi trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài trong nhiều giờ, phần tổn thương của búi trĩ sẽ bị vi khuẩn tấn công và vị nhiễm khuẩn.
Biểu hiện của nhiễm khuẩn búi trĩ sẽ có những dấu hiệu như sau:
+Vùng sa búi trĩ ở hậu môn sưng to, tấy đỏ, cảm giác nóng ran và đau đớn.
+Xuất hiện tình trạng lở loét nhẹ vùng hậu môn.
+Vùng viêm nhiễm tiết nhiều dịch nhầy, dễ chảy máu khi bị có sát với quần áo.
+Nếu tình trạng viêm nhiễm nặng, bệnh nhân còn có thể bị sốt nhẹ, khó chịu và mệt mỏi.
-Sa nghẹt hậu môn: Đây là tình trạng các búi trĩ có kích thước lớn. Các búi trĩ lớn này chèn ép và làm tắc ống hậu môn. Tình trạng sa nghẹt búi trĩ sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi đại tiện, không đại tiện được. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành của các chức năng trong cơ thể. Khiến bệnh nhân đau đớn và khó chịu.
Biểu hiện của tình trạng sa nghẹt búi trĩ dễ dàng thấy được. Nếu quan sát bằng mắt thường có thể thấy búi trĩ ngoài hậu môn to, màu xám nhạt. Bên trong búi trĩ ở trong hậu môn có màu đỏ, có hiện tượng sưng, phù nề, tác lỗ hậu môn. Búi trĩ không mềm mà gồ ghề và cảm giác như có từng cục ở bên trong. Đây là tình trạng cục máu bị ứ đọng và đông lại bên trong thành cục.
Vì không đại tiện được nên người bệnh vô cùng khó chịu. Bên trong ống hậu môn ban đầu có hiện tượng lở loét, nhiễm trùng và có nguy cơ gây nên những biến chứng của bệnh trĩ khác trầm trọng hơn. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng lở loét, nhiễm trùng nặng.
-Tắc mạch trĩ: Đây là tình trạng các mạch máu ở búi trĩ bị chèn ép và bị phá vỡ. Mạch máu bị chèn ép nên gây tắc nghẽn, tạo thành cục máu đông làm tắc mạch máu của búi trĩ. Về lâu dần búi trĩ không có máu lưu thông nuôi dưỡng ở các phần bị tắc mạch máu sẽ bị nhiễm khuẩn, hoại tử.
-Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Nguyên do là bởi tình trạng viêm nhiễm vùng búi trĩ lâu ngày hình khiến vi khuẩn ăn sâu vào bên trong trực tràng. Tình trạng viêm nhiễm nặng dẫn đến hình thành khối ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết.
Biểu hiện của ung thư trực tràng là các dấu hiệu sau đây:
+Bệnh nhân đau bụng và đi ngoài ra máu, lượng máu nhiều có thể phun thành tia.
+Bị táo bón kéo dài, rất khó khăn trong việc đại tiện.
+Phân nhỏ, vón cục, màu xám đen.
+Người mệt mỏi, chán ăn, yếu ớt, xanh xao và thiếu máu.
+Đau co thắt ở dạ dày và bụng dưới.
+Sụt cân nhanh.
Ung thư trực tràng là biến chứng của bệnh trĩ nguy hiểm nhất và sẽ không điều trị được nếu bệnh tiến triển đến mức độ nặng. Hầu hết các biến chứng đều xuất hiện ở giai đoạn 4 của bệnh khi bệnh nhân không được điều trị chu đáo và dứt điểm tình trạng bệnh.
Việc điều trị các biến chứng của bệnh trĩ cần phải căn cứ theo loại biến chứng và mức độ biến chứng. Khi đã có biến chứng thì việc điều trị bằng thuốc không còn tác dụng. Bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật và các phương pháp tác động ngoại khoa để điều trị bệnh theo phác đồ.
Minh Hoa (t/h)