Cô gái 29 tuổi mắc ung thư và qua đời chỉ vì 1 sai lầm phổ biến khi giặt đồ lót
Giặt đồ lót tưởng chừng là một việc hết sức đơn giản nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nếu làm sai cách.
Chị em phụ nữ thường chú tâm đến vệ sinh vùng kín nhưng lại dễ bất cẩn trong chọn và giặt đồ lót. Một cô gái họ Lâm (Trung Quốc) đã qua đời ở tuổi 29 sau gần nửa năm phát hiện ung thư cổ tử cung. Được biết, bệnh xuất phát từ thói quen xấu khi giặt đồ lót mà rất nhiều chị em, nhất là những người bận rộn thường mắc phải.
Cô Lâm vốn sinh ra trong gia đình khó khăn ở một bản nghèo thuộc một tỉnh miền núi của Trung Quốc. Từ nhỏ đã chịu cảnh thiếu ăn thiếu mặc nên rèn luyện được đức tính chịu khó, cần kiệm và tự lập. Sớm nhận ra học hành là con đường thoát nghèo tốt nhất nên cô rất chăm chỉ, cố gắng học đến quên ăn quên ngủ.
Sau nhiều năm vừa học vừa làm đầy vất vả, cô tốt nghiệp Đại học Y danh giá với tấm bằng giỏi. Sau đó tiếp tục học lên Thạc sĩ và đang học lên Tiến sĩ ở tuổi 29. Công việc lúc đó của cô cũng có thu nhập ổn định, tương lai rộng mở.
Những tưởng bao nỗ lực của cô cuối cùng cũng đã đến lúc ra quả ngọt thì tin dữ lại ập tới. Khi đang cùng nhóm nghiên cứu sinh thực hành trong phòng thí nghiệm, cô Lâm đột nhiên kêu đau bụng rồi ngất xỉu. Tỉnh dậy trong phòng cấp cứu, cô bàng hoàng khi nhận kết quả chẩn đoán mình mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
Nhưng điều khiến cô đau đớn và ân hận nhất không phải là bệnh của mình không thể chữa trị hay thời gian sống còn lại chẳng được bao lâu. Mà là vì nguyên nhân gây bệnh đến từ thói quen để đồ lót nhiều ngày mới giặt. Cô khóc trong chua xót khi bao nhiêu năm ''nếm mật nằm gai'' trở nên vô nghĩa. Cuối cùng thành tự mình hại chính mình!
Giặt đồ lót cũng cần đúng cách
Bác sĩ điều trị của cô Lâm cho biết, đa số phụ nữ hiện đại ý thức được tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe vùng kín nhưng lại không tuân thủ. Phần vì họ quá bận rộn, phần khác thì thiếu hiểu biết hoặc không ít người biết nhưng không làm.
Để bảo vệ vùng kín và hệ thống sinh sản nói chung, việc vệ sinh hằng ngày đúng cách thôi là chưa đủ. Ngoài lối sống, sinh hoạt tình dục thì việc sử dụng đồ lót đúng cách cũng rất quan trọng. Đáng tiếc là cô Lâm không chú trọng đến việc này.
Được biết, cô thường gom đồ lót bẩn để trong máy giặt vài ngày rồi mới giặt. Như vậy vừa tiết kiệm thời gian lại đỡ tốn điện, nước. Cũng vì thói quen xấu này mà 3 năm trước cô bị rối loạn kinh nguyệt, đi khám thì phát hiện nhiễm virus HPV.
Tuy nhiên, lúc đó quá bận rộn với việc vừa học Thạc sĩ vừa kiếm tiền gửi về nuôi các em ăn học nên cô xem nhẹ bệnh tình. Tự tìm hiểu thấy bệnh có thể tự điều trị, lại thêm điều kiện kinh tế đang eo hẹp nên cô quyết định để sau này mới tính.
Thời gian đầu phát hiện nhiễm HPV, cô Lâm cũng chú trọng hơn đến ăn uống, vệ sinh và các mối quan hệ khác giới. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian cô lại ''ngựa quen đường cũ''. Áp lực tiền bạc, học hành, công việc khiến cô luôn mệt nhoài khi trở về nhà, thay đồ lót ra là lại ném vào máy giặt để qua nhiều ngày.
Bác sĩ cho biết, đây chính là lý do khiến bệnh tình của cô trầm trọng và diễn tiến thành ung thư cổ tử cung 1 cách nhanh chóng. Sau chưa đầy nửa năm chống chọi với căn bệnh trong đau đớn về cả thể xác về tinh thần, cô Lâm qua đời ở tuổi 29 với bao ước mơ còn dang dở.
Trường hợp của cô cũng là hồi chuông cảnh tỉnh với tất cả chị em phụ nữ. Đồ lót dù thay hàng ngày nhưng sau mỗi lần sử dụng vẫn vô cùng bẩn, đặc biệt là những người đã hoặc đang mắc bệnh phụ khoa. Nếu không được vệ sinh kịp thời, để qua đêm hay lâu ngày sẽ khiến cho số lượng lớn vi khuẩn sinh sôi.
Sau đó, dù đã giặt thì cũng không đảm bảo diệt được các vi khuẩn, virus. Lợi dụng cấu tạo sinh lý của phụ nữ, chúng sẽ xâm nhập vào tử cung, gây ra viêm nhiễm, hình thành các tế bào ung thư.
Bác sĩ nhắc nhở chị em phụ nữ cần rèn thói quen giặt đồ lót ngay sau khi thay ra. Nên giặt tay, không giặt chung với tất hay đồ quá bẩn khác. Nên sử dụng loại nước giặt hoặc xà phòng chuyên dụng và lưu ý luôn phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Nên thay quần lót mới khi đũng quần bị ố vàng, nấm mốc hoặc rách. Dù không có vấn đề gì cũng nên vứt bỏ và thay mới quần lót mới tối đa sau 6 tháng sử dụng. Hãy ưu tiên lựa chọn loại vải thoáng mát, chất liệu không quá dày hay quá mỏng, không quá chật và hạn chế quần lọt khe để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, đừng bỏ qua những dấu hiệu phổ biến khi nhiễm virus HPV như:
- Chảy máu âm đạo bất thường: giữa chu kỳ kinh, khi đã mãn kinh, sau khi quan hệ...
- Mùi hôi vùng kín và dịch tiết âm đạo bất thường: vùng kín hôi tanh, huyết trắng bệnh lý, dịch tiết có màu xanh/vàng/nâu hoặc có lẫn máu/mủ…
- Đau/ngứa bất thường: đau bụng kinh dữ dội hơn trước, đau vùng chậu, đau/ngứa vùng kín, đau đớn khi quan hệ tình dục…
Một số người khác có thể bị giảm ham muốn tình dục, mọc mụn cóc sinh dục trên cơ thể hoặc ở vùng kín cùng nhiều triệu chứng khác. Hãy tự bảo vệ mình bằng cách giữ gìn vệ sinh, tập thể dục đều đặn, lối sống lành mạnh, khám phụ khoa định kỳ và tiêm vaccine HPV.
Nguồn: Aboluowang, Women’s Health, MSN