Cô dâu kiên quyết đòi hủy hôn chỉ vì nhà trai mang thiếu sính lễ

Chia sẻ Facebook
05/06/2023 14:41:59

Khi các cặp đôi đã xác định 'về chung một nhà' thì cần có sự cảm thông, chia sẻ. Đến ngày cưới còn chẳng thể thông cảm cho nhau thì làm sao chung sống được lâu dài.


Từ trước đến nay trong đám cưới của người Việt Nam đều không thể thiếu các nghi lễ như: dạm ngõ, lễ nạp tài, lễ ăn hỏi, lễ rước dâu và lễ cưới. Tùy từng địa phương nhà gái sẽ thách cưới, yêu cầu nhà trai mang sính lễ đến thì mới gả con gái cho. Trong xã hội hiện đại ngày nay, đây chỉ là một hình thức cả hai bên sẽ thống nhất với nhau tùy điều kiện, hoàn cảnh. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình thách cưới quá cao khiến nhà trai không thể đáp ứng, cuộc tình của cô dâu chú rể cũng đành khép lại. Những câu chuyện này từng được chia sẻ trên Yan thu hút sự chú ý của nhiều người.

Trong ngày cưới nhà trai thường mang theo sính lễ đến nhà gái để xin cưới. (Ảnh minh họa: Cuoihoilongphung)

Ngày cưới đã không thông cảm sao chung sống được lâu dài

Đối với mỗi cặp đôi yêu nhau, hôn lễ chính là đích đến cuối cùng, ai cũng mong ngày cưới được trọn vẹn, ý nghĩa nhất. Tuy nhiên, quá trình tổ chức lễ cưới có rất nhiều thủ tục, khó có thể tránh được hết các thiếu sót. Nếu các cặp đôi đã xác định "về chung một nhà" thì cũng nên thông cảm cho nhau, không nên quá khắt khe.

Như mới đây, mạng xã hội xôn xao câu chuyện cô dâu cương quyết không ra làm lễ vì nhà trai không mang đủ 3,3 cây vàng và 50 triệu đồng tiền mặt. Được biết sự việc diễn ra tại Tây Ninh. Theo đó, vì chú rể mồ côi cha mẹ nên nhà trai chỉ có cô, dì, chú, bác đại diện đến tham dự.

Cô dâu kiên quyết không chịu làm lễ đén khi nào nhà trai mang đủ 3,3 cây vàng và 50 triệu đồng tiền mặt. (Ảnh: Cắt từ clip Đ.N.P)

Trong lễ đính hôn nhà trai mang theo sính lễ gồm một nửa số vàng như thỏa thuận ban đầu và 40 triệu đồng tiền mặt. Trong đó có 30 triệu đồng là tiền nạp tài và 10 triệu đồng để cô dâu may đồ. Tuy nhiên, cô dâu lại cương quyết không ra làm lễ đến khi nào có đủ 3,3 cây vàng và 50 triệu đồng tiền mặt như thỏa thuận ban đầu. Thậm chí giữa nhà gái và nhà trai còn xảy ra tranh cãi. Sau đó, gia đình chú rể đã bỏ về khiến người dùng mạng tranh xôn xao bàn tán.


Nhiều người cho rằng chú rể mồ côi cả cha lẫn mẹ thì nhà gái không nên thách cưới quá cao như vậy. Hơn nữa đã là ngày lễ, cả hai gia đình đều đã chuẩn bị thì có thể thông cảm cho nhau làm lễ trước những gì thiếu sót có thể bù đắp sau. Ngay cả ngày lễ đính hôn quan trọng mà cô dâu còn không thông cảm được cho chú rể thì sau này làm sao có thể chung sống được lâu dài. Cũng vì thế mà nhiều chàng trai hiện nay lựa chọn sống Độc Thân Vui Tính vì sợ không có đủ tiền cưới vợ sẽ bẽ mặt.

Dù nhà trai đã nói hết lời nhưng cô dâu vẫn từ chối khiến nhiều người bỏ về. (Ảnh: Cắt từ clip Đ.N.P)

Bên cạnh đó nhiều người cũng bênh vực cô dâu cho rằng nếu chú rể đã hứa và hai gia đình đã thỏa thuận từ đầu thì cứ đúng như vậy mà làm. Đùng một cái vào ngày diễn ra lễ đính hôn lại thay đổi nhà gái không tránh khỏi bất ngờ, thất vọng. Như vậy khác nào bắt ép nhà gái phải đồng ý thua thiệt. Hơn nữa, nếu đã hứa thì phải giữ lời còn không làm được thì không nên hứa.

Nhiều người cho rằng chính cô dâu đã khiến ngày đính hôn của mình mất vui khi không thông cảm cho nhà trai. (Ảnh: Cắt từ clip Đ.N.P)


Đừng để hôn nhân bị chi phối bởi vật chất


Nhiều người cho rằng sính lễ càng cao thì hai gia đình càng nở mày nở mặt trước dòng họ, bạn bè. Chính vì thế, không ít gia đình không tiếc tiền vay nợ để làm đám cưới hoành tráng. Tuy nhiên, sau khi hôn lễ hoàn thành cô dâu chú rể lại phải nai lưng ra làm trả nợ. Đó cũng là nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng mâu thuẫn, khó có thể chung sống lâu dài. Thậm chí, khi nhà gái yêu cầu sính lễ quá cao sẽ gây ra những thị phi không đáng có như “gả chồng cho con hay là bán con?”


Chị T.H (SN 1993) cảm thấy vô cùng uất ức vì mỗi lần có xích mích mẹ chồng lại nói kiểu: “Ngày xưa tôi mua chị về, bố mẹ chị đòi tôi 20 triệu đấy chứ cho không à”. Trong khi đó, theo chị T.H đây là số tiền thách cưới khá khiêm tốn chứ chẳng phải nhiều nhặn gì. Hơn nữa bố mẹ chị nuôi bản thân hai mươi mấy năm trời, còn chưa được con gái báo hiếu, nay chỉ vì 20 triệu đồng mà bị thông gia đay nghiến, mang tiếng bán con.


“Mình thực sự quá mệt mỏi, tại sao lúc cưới mẹ chồng mình không nói như vậy đi mà bây giờ cứ mỗi lần cãi nhau lại lôi ra nói. Thế nên các bạn nữ lấy chồng cần tìm hiểu cho kỹ, tiền bạc không quan trọng. Quan trọng là hai vợ chồng sống với nhau như thế nào, thách cưới cao quá cũng chẳng để làm gì. Rồi sau này về các bạn lại mang tiếng, vui vẻ thì không sao, cãi nhau là lôi ra nói.”

Cô dâu chú rể để có thể chung sống lâu dài thì không nên để tiền bạc chi phối. (Ảnh minh họa: tonywedding)

Thực tế nếu cả hai đã xác định chung sống lâu dài thì tiền của chồng hiện tại sau này cũng là của vợ. Khi thách cưới cũng cần xem xét đều điều kiện hoàn cảnh. Đã xác định dựng vợ gả chồng cho con ai cũng muốn lo chu toàn. Tuy nhiên, nếu vượt quá khả năng thì rất có thể cuộc tình sẽ tan vỡ dù đã đến bước chuẩn bị đám cưới. Ngược lại nếu nhà trai vẫn cố gắng lo bằng cách đi vay nợ thì sau này cô dâu chính là người phải cùng nhà chồng trả nợ. Như vậy thì thách cưới cao liệu có xứng đáng hay không?


Cả hai gia đình nên thống nhất rõ ràng từ đầu

Ở một số địa phương nhiều gia đình còn không thách cưới để nhà trai tự bỏ tiền nạp tài tùy theo khả năng. Hoặc sau đó bố mẹ cô dâu sẽ cho lại hai con làm vốn liếng xây dựng cuộc sống tương lai. Điều đó sẽ khiến chú rể và nhà trai bớt áp lực, các cặp vợ chồng sau này cũng không xích mích vì vấn đề tiền bạc ngày cưới.

Để lễ cưới được diễn ra suôn sẻ thì hai bên gia đình cần thống nhất rõ ràng về sính lễ từ đầu. (Ảnh minh họa: Cuoihoiphuonganh)

Tốt nhất cả hai gia đình nên có sự bàn bạc, thống nhất rõ ràng từ đầu. Nhà gái nên căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của nhà trai để đưa ra mức sính lễ phù hợp, trong khả năng họ có thể lo liệu được. Nhà trai có thể đáp ứng được hay không cũng nên nói rõ ràng từ đầu, tránh việc nhận lời rồi đến ngày cưới lại cố tình thiếu để mọi sự đã rồi. Nếu cô dâu chú rể thật lòng yêu thương nhau thì cũng nên thông cảm cho những thiếu sót của cả hai để dần dần hoàn thiện.

Cô dâu chú rể sau khi thống nhất với nhau cũng nên nói rõ với hai bên gia đình mong muốn của mình. Đôi khi chính sự không rõ ràng của cô dâu chú rể khiến người lớn hiểu sai ý và vô tình làm khác thỏa thuận ban đầu khiến ngày cưới rơi vào khó xử.

Cả hai gia đình cần có sự bàn bạc kỹ lưỡng trước khi tổ chức đám cưới. (Ảnh minh họa: Aodaitailoc)

Trường hợp của cô dâu kiên quyết không ra làm lễ vì nhà trai mang thiếu vàng và tiền cưới ở trên sau đó chủ nhân của bài đăng đã chia sẻ thêm thông tin. Thực ra chú rể đã đưa đủ cho phía họ hàng 3,3 cây vàng và 50 triệu đồng tiền mặt, nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến lúc làm lễ lại bị thiếu. Sau khi công bố sính lễ thì một người cô của chú rể cho biết bà đang giữ số tiền và vàng còn lại. Chính vì hai gia đình không hiểu và thông cảm cho nhau nên mới dẫn tới tranh cãi. Sau đó, nhà trai ra về còn chú rể vẫn ở lại tổ chức lễ đính hôn.

Trên thực tế hôn nhân có hạnh phúc lâu dài hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhất là sau này khi hai bên chung sống, vấn đề cơm, áo, gạo, tiền cũng như con cái và cách đối nội, đối ngoại với hai bên gia đình. Ngay trong ngày cưới đã có những xích mích không đáng có thì sau này khó mà có thể êm đẹp được. Chính vì thế, mỗi người cần biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, đừng để sự nóng giận nhất thời gây ra những lời nói và hành động mất kiểm soát. Điều đó không chỉ khiến hình ảnh của bạn bị xấu đi mà còn khiến bạn mất đi rất nhiều mối quan hệ.

Cô dâu chú rể nếu đã bàn bạc riêng thì cũng cần thống nhất với hai bên gia đình. (Ảnh: Cắt từ clip Đ.N.P)


Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.

Ngày cưới gia đình nhà trai có rất nhiều khoản phải lo từ rạp cưới, cỗ bàn, phòng tân hôn cho cô dâu chú rể đến tiền sính lễ. Không phải ai cũng có đủ điều kiện, hoàn cảnh để lo tươm tất. Chính vì thế khi đôi bên đã thật lòng muốn vun đắp hạnh phúc thì cũng nên thông cảm cho đối phương, không cần thiết phải yêu cầu quá cao, vượt xa khả năng của đằng trai. Ngược lại, ngày cưới cũng là ngày trọng đại nhất trong cuộc đời cô dâu nên nhà trai cũng cần cố gắng hết sức để con gái nhà người ta không phải chịu thiệt thòi khi về làm dâu nhà mình. Chỉ cần đôi bên cùng thông cảm cho nhau thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết.


Xem thêm các bài viết tương tự TẠI ĐÂY !

Chia sẻ Facebook