Có 3 dấu hiệu này, người mắc sốt xuất huyết phải nhập viện ngay
Không phải tất cả bệnh nhân sốt xuất huyết đều phải nhập viện. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đau đầu, không ăn được và nôn nhiều thì cần phải nhập viện lập tức.
Đây là cảnh báo của BS. Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng Khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn nói với phóng viên khi dịch sốt xuất huyết đang “nóng” tại các tỉnh miền Nam và bắt đầu ghi nhận ở một số tỉnh thành miền Bắc.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (CDC) Hà Nội, thời gian vừa qua số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng hơn so với những tuần trước đó. Cụ thể, vào đầu tháng 5/2022, trên địa bàn TP trung bình chỉ ghi nhận từ 2 đến 5 ca sốt xuất huyết mỗi tuần, thì đến cuối tháng số ca mắc đã tăng lên từ 8 đến 15 ca/tuần.
BS Hường cho biết, biểu hiện ban đầu của người bệnh sốt xuất huyết cũng tương tự như nhiễm Covid -19. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt.
Cụ thể: Người bệnh bị sốt xuất huyết thường sốt rất cao có thể lên đến 40 độ, kèm theo các triệu chứng đau đầu, đau mỏi người.
Còn người bệnh nhiễm Covid -19 đã tiêm vắc xin, theo chúng tôi ghi nhận thì triệu chứng sốt không cao, chỉ từ 37 – 38.5 độ. Tuy nhiên ngoại trừ những bệnh nhân mắc Covid-19 tổn thương nặng thì vẫn sốt khá cao.
“Nếu tiểu cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết ở trong giới hạn cho phép, không có dấu hiệu cô đặc máu và các chứng năng gan thận bình thường thì chúng tôi có thể cho bệnh nhân ở nhà theo dõi và hẹn khám định kỳ sau 2 ngày. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đau đầu, không ăn được và nôn nhiều thì cần phải nhập viện lập tức”, BS Hường cho hay.
Vị trưởng khoa này cũng lưu ý, tại Hà Nội nhiều người dân sống ở chung cư thường có suy nghĩ không có muỗi nên không mắc màn khi ngủ và cũng rất khó để sốt xuất huyết.
Tuy nhiên quan niệm này là sai lầm bởi người dân sống tại các tầng chung cư cao có độ ẩm thấp và tỷ lệ muỗi cũng thấp hơn nhưng không phải là không có muỗi. Bởi muỗi theo con đường thang máy, theo những đồ ăn thực phẩm người dân mua về, là điều kiện để muỗi sinh sôi nảy nở.
“Do đó, người dân cần cảnh giác, đặc biệt trong giai đoạn mùa dịch này. Đặc biệt, thông thường theo khuyến cáo, cứ tầm cứ 5 năm thì sốt xuất huyết Dengue lại bùng lên thành dịch một lần. Dịch sốt xuất huyết lớn nhất gần đây là vào năm 2017. Theo chu kỳ thì năm 2022 sốt xuất huyết có thể lại gây ra trận dịch lớn”, BS Nguyễn Thị Thu Hường nhấn mạnh.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
(Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế)
N. Huyền
Tin Cùng Chuyên Mục
Loại quả 'siêu thực phẩm' giúp giảm cân, đẹp da, tốt cho tim mạch nhưng ai không nên ăn?
icon 0
Quả bơ có lượng calo cao, ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, do đó chỉ nên ăn bơ 2 lần mỗi tuần hoặc ăn mỗi ngày lượng vừa đủ (khoảng 100 – 130g)...
Ăn đặc sản Tây Bắc, người phụ nữ Hà Nội tử vong
icon 0
Về quê Ninh Bình, người phụ nữ Hà Nội qua Hoà Bình mua mối về làm món mối rang để ăn, sau 5 ngày bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, tụt huyết áp rồi tử vong sau đó…
Bé gái 12 tuổi cơ thể bốc mùi lạ, bác sĩ tìm ra nguyên nhân khiến gia đình sốc nặng
icon 0
Mới đây, cơ sở 2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận trường hợp một bé gái 12 tuổi được người nhà đưa đến khám vì một năm nay “cô bé” bốc mùi khó chịu.
Quăng dây câu cá, nam thanh niên bỏng nặng toàn thân, 7 việc cần làm khi gặp người bị điện giật
icon 0
Đêm 5/6, BV tỉnh Cao Bằng tiếp nhận nam bệnh nhân 25 tuổi nhập viện trong tình trạng bỏng toàn thân bỏng độ 2,3,4 khoảng 40% vùng mặt, cổ, ngực bên trái, cẳng tay, chân, vùng đầu có vết thương rách 3cm, khó thở nhẹ.
Bất ngờ bị chó tấn công, bé trai 8 tuổi hoảng loạn với nhiều vết thương trên người
icon 0
Đang tự chơi thì trẻ bất ngờ bị chó tấn công, cắn vào vùng đầu và tay phải khiến da đầu chảy máu và thêm nhiều vết thương vùng cẳng tay phải.
Cha mẹ chủ quan, bé 3 tuổi phải cắt bỏ 1 'hạt cà'
icon 0
Bác sĩ Hồ Trung Cường- khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết khoảng 23h tối 31/5/2022, các bác sĩ tiếp nhận một trường hợp bé trai 3 tuổi nhập viện vì có khối phồng vùng bẹn gây đau.
Bé 2 tuổi tím tái vì mảnh xương cá sắc nhọn chọc vào thực quản
icon 0
Các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa vừa tiến hành nội soi gắp dị vật là một mảnh xương cá sắc nhọn ra khỏi đường thở cho một bệnh nhi 2 tuổi.
Gia tăng trẻ mắc bệnh đường hô hấp nhập viện, bác sĩ chỉ ra sai lầm khi hạ sốt cho con rất nhiều mẹ mắc phải
icon 0
Nhiều bậc phụ huynh cứ nghĩ khi con sốt, nhiệt độ cao thì chườm lạnh để nhanh giảm. Tuy nhiên, đây là sai lầm cực kỳ nguy hiểm có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.
Làm 'chuyện ấy' quá sớm, cô gái trẻ ân hận mắc phải virus chết người
icon 0
Mới 24 tuổi, chuẩn bị kết hôn H. nhận kết quả thông báo cô bị ung thư cổ tử cung giai đoạn trễ. Bác sĩ chỉ có thể cắt tử cung mà không thể bảo tồn được.
XEM THÊM BÀI VIẾT