CMX - Mua khi giá giảm

Chia sẻ Facebook
20/09/2022 11:00:36

Với triển vọng dài hạn tương đối tích cực, nhà đầu tư có thể thêm CTCP Camimex Group (HOSE: CMX) vào danh mục và cân nhắc mua khi giá điều chỉnh. Mô hình định giá cho thấy giá cổ phiếu vẫn đang ở mức hấp dẫn.

CMX - Mua khi giá giảm

Xuất khẩu tôm tăng trưởng chậm lại ở nửa cuối năm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng nóng những tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại. Nguyên nhân xuất khẩu giảm tốc là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến đến sản lượng thủy sản, gây ra dịch bệnh trên tôm nuôi khiến cho cho sản lượng tôm giảm, đồng thời nguồn hàng dự trữ từ năm ngoái cũng đã cạn dần.


Riêng xuất khẩu tôm trong tháng 6 đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước vì vấn đề thiếu hụt nguyên liệu. Sang tháng 7, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm gần 13% đạt 385 triệu USD . Lũy kế 7 tháng, xuất khẩu tôm mang về 2.65 tỷ USD , tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam giai đoạn 2010-7T/2022 Đvt: Tỷ USD

Nguồn: VASEP

Có thể thấy, tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 (chiếm 39.65%).

Tuy nhiên, sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới được dự báo là không khả quan trong 6 tháng cuối năm. Nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh, lượng nhập khẩu của các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU tăng trong nửa đầu năm sẽ dẫn đến lượng tồn kho tăng và nhu cầu chững lại trong nửa cuối năm. Trong khi đó, sản xuất tôm nguyên liệu trong nước đang gặp khó khăn vì thời tiết và các chi phí quá cao, do vậy sẽ tiếp tục thiếu hụt tôm nguyên liệu trong nửa cuối năm.


Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, khan hiếm nguyên liệu tôm và hải sản sẽ tiếp tục chi phối đến kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 3/2022 này và dự báo sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý 2 và quý 1/2022, ước đạt khoảng 3 tỷ USD .

Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2022. Đvt: Triệu USD

Nguồn: VASEP

Giá thành và chi phí logistics đang ở mức cao làm giảm khả năng cạnh tranh

Các doanh nghiệp tôm tại Việt Nam giá mua nguyên liệu rất cao và kéo theo giá thành cũng cao. Nguyên nhân là do giá thành nuôi trồng thủy sản, chi phí chế biến của Việt Nam luôn cao hơn các nước khác từ 10% - 30% khiến cho lợi thế cạnh tranh của tôm Việt bị giảm sút đáng kể. Bên cạnh giá thành, chi phí logistics cũng là một bất lợi khác của tôm Việt.

Vị thế doanh nghiệp trong ngành


CMX là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới đạt chứng nhận Organic cho một chuỗi sinh thái: từ trại giống sinh thái đến vùng nuôi sinh thái và sản phẩm sinh thái (từ con giống đến bàn ăn). CAMIMEX cũng là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đạt chứng nhận Organic này.


Chuỗi giá trị tôm khép kín của CMX


Nguồn: CMX

Kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng những tháng đầu năm


Doanh thu thuần của doanh nghiệp liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây. Tính 6 tháng đầu năm, CMX ghi nhận doanh thu thuần đạt 1,367.76 tỷ đồng, tăng mạnh 46.67% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt mức 54.8 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng ấn tượng 120.48% so với cùng kỳ.

Dự kiến kết quả kinh doanh những tháng cuối năm sẽ tăng chậm hơn so với đầu năm do khan hiếm nguyên liệu, bên cạnh đó là việc xuất khẩu gặp cạnh tranh mạnh với tôm giá rẻ từ các nước khác như Ấn Độ và Ecuador.

Kết quả kinh doanh của CMX giai đoạn 2017-2022F. Đvt: Tỷ đồng


Nguồn: VietstockFinance

Tầm nhìn trong dài hạn


Camimex Group đang đầu tư và hoàn thiện nhiều nhà máy chế biến tôm, dự kiến nâng công suất lên 20,000 tấn thành phẩm/năm. Cùng với những dự án phát triển vùng nuôi công nghệ cao, Camimex kỳ vọng doanh số sẽ đạt 250 triệu USD /năm trong 5 năm kế tiếp.


CMX cho biết sẽ nâng công suất chế biến tôm lên 20,000 tấn thành phẩm/năm. Để làm được điều này, công ty cũng đã đầu tư, hoàn thiện nhà máy tại Zone 1, xây dựng thêm máy cá, kho lạnh ở các công ty thành viên.

Bên cạnh đó, công ty đang nghiên cứu, sản xuất thủy sản công nghệ cao kết hợp với thực nghiệm. Quy mô dự án cả về diện tích mặt đất, mặt nước lên đến 16.7 ha và đạt công suất 3,000 tấn sản phẩm/năm. Đặc biệt, Camimex chú trọng đầu tư phát triển công nghệ nuôi tôm sinh thái hữu cơ kết hợp tôm - rừng ngập mặn với chứng nhận quốc tế về sản phẩm sạch, an toàn chất lượng. Điều này sẽ giúp dễ dàng gia nhập các thị trường quốc tế, giảm cạnh tranh và nâng cao giá trị.

Sức khỏe tài chính đang dần được cải thiện

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp luôn duy trì nợ vay ở mức cao để đầu tư và mở rộng các dự án của mình, nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.


Với lý do trên, có thể thấy sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tương rối yếu. Tuy nhiên lại có sự cải thiện đáng kể qua các năm. Theo mô hình đánh giá rủi ro của Standard & Poor's (S&P), các chỉ số như FFO/Debt, Debt/EBITDA, Debt/Capital đều cải thiện theo xu hướng tích cực hơn. Nếu doanh nghiệp tiếp tục cải thiện các chỉ số trên trong thời gian tới thì cổ phiếu CMX sẽ càng đáng được quan tâm hơn.


Nguồn: VietstockFinance

Định giá cổ phiếu

Người viết sử dụng các doanh nghiệp cùng ngành trong nước để thực hiện so sánh. Sử dụng phương pháp Market Multiple Models (P/B, P/E, P/S) với tỷ trọng tương đương, ta được mức giá hợp lý của doanh nghiệp là 21,577 đồng.

Như vậy, giá thị trường hiện tại là khá hấp dẫn để mua vào cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

Bảng phân tích độ nhạy định giá theo phương pháp P/E. Đvt: Đồng

Bảng phân tích độ nhạy định giá theo phương pháp P/B. Đvt: Đồng

Bảng phân tích độ nhạy định giá theo phương pháp P/S. Đvt: Đồng


Bảng kết quả định giá cổ phiếu CMX

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

Chia sẻ Facebook