Chuyện tân sinh viên đi thuê trọ: 1001 cái khó "ập" đến!
Thời điểm này, các tân sinh viên đang rục rịch tìm thuê phòng trọ để phục vụ cho 4 năm đại học sắp tới.
Thời điểm này, cùng với việc thực hiện thủ tục nhập học, các tân sinh viên đang rục rịch tìm thuê phòng trọ để phục vụ cho 4 năm đại học sắp tới. Tuy đã rất cố gắng nhưng hệ thống ký túc xá (KTX) của các trường cao đẳng, đại học chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu chỗ ở cho sinh viên. Do đó, phần lớn các bạn sinh viên năm đầu đều phải tự tìm phòng trọ.
Tại các khu vực có nhiều trường cao đẳng, đại học như: Bách - Kinh - Xây, Kiến Trúc, Ngoại Thương, Đại học Quốc Gia... thì nhu cầu về phòng trọ của sinh viên càng “nóng” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để tìm được phòng trọ ưng ý là một việc không hề đơn giản đối với các bạn tân sinh viên.
Đau đầu khi giá phòng trọ tăng cao "ngất ngưởng"
Vào thời buổi vật tư leo thang như hiện nay, giá phòng trọ dành cho sinh viên cũng theo đó mà tăng lên. Tại một số khu vực trung tâm, tập trung nhiều trường cao đẳng đại học, để có thể thuê được một phòng trọ với đầy đủ nội thất như: Điều hòa, nóng lạnh, tủ, giường... người thuê phải bỏ ra không dưới 3 triệu đồng/ tháng. Đối với những khu trọ được thiết kế theo kiểu chung cư mini có phòng khép kín thì giá thuê có thể trên 4 triệu đồng.
Tại những khu vực khác như: Quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm..., giá thuê có "hạ nhiệt" hơn so với những khu vực trung tâm nhưng nhược điểm là xa, đi lại bất tiện.
Để tìm được phòng trọ ưng ý là một việc không hề đơn giản với các bạn tân sinh viên
Song, đâu chỉ có tiền phòng trọ. Khi đi thuê phòng, các bạn sinh viên phải gánh chịu thêm những khoản phụ phí kèm theo như: Tiền điện, tiền nước, tiền mạng, tiền vệ sinh chung, tiền gửi xe... Nếu chi tiêu chắt chiu thì sinh viên mất vài trăm một tháng cho những khoản phụ phí này, nhưng vào những ngày thời tiết Hà Nội nóng bức, thì chỉ tính riêng tiền điện có thể lên đến vài triệu đồng. Bởi lẽ, giá điện chung của các phòng trọ hiện nay giao động từ 3.000 - 5.000 đồng/kW (theo quy định của Nhà nước về giá điện sinh hoạt tại Hà Nội, các chủ nhà trọ không được thu quá 2.300 đồng/kWh). Biết là đắt hơn so với quy định nhưng nhiều người vẫn phải "cắn răng chịu đựng" vì không có lựa chọn nào khác.
Ở trọ cùng người lạ hay ở nhờ nh à họ hàng/người quen?
Có thể nói, để thuê được một căn phòng “gần trường, sạch sẽ, an ninh tốt” thì số tiền bỏ ra là không hề nhỏ. Do đó, một giải pháp mà nhiều bạn sinh viên áp dụng đó là ở ghép để giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, việc ở ghép từ 2 -3 người/phòng cũng không đơn giản bởi còn liên quan đến thói quen, tính cách, giờ giấc sinh hoạt, đi lại... của từng thành viên.
"Mình thấy việc ở với người lạ rất dễ gây khó chịu vì mỗi người lớn lên với những điều kiện, nếp sống khác nhau và khó thế dung hòa trong một sớm một chiều. Đặc biệt vào những lúc không may mất đồ, hỏng hóc đồ đạc, từ nghi ngờ sẽ có thể dẫn đến lời ra tiếng vào".
Ngoài ra, theo Trần Lê Anh Hoàng (tân sinh viên Học viện Ngoại giao), đa số các bạn nam ở ghép dễ hơn các bạn nữ, một phần cũng là do tính cách nhạy cảm. Vậy nên, bạn nữ ở ghép sẽ tìm hiểu và yêu cầu cao hơn so với bạn nam.
"Mình từng chứng kiến rất nhiều câu chuyện hai người bạn thân là con gái, ở chung phòng với nhau sau một thời gian nảy sinh bất đồng quan điểm khiến cho mối quan hệ của họ bị rạn nứt
Ở một diễn biến khác, một phương án mà được các bậc phụ huynh ưu tiên chọn cho tân sinh viên năm nhất chính là ở cùng họ hàng/người quen. Bởi ai cũng có tâm lý: "Con mình lạ nước lạ cái, lên thành phố lớ ngớ lại bị lừa" . Chính vì vậy, phụ huynh thường gửi gắm con ở nhà họ hàng để nhờ bảo ban. Tuy nhiên, khi được hỏi giữa việc ở trọ bên ngoài với người lạ và việc ở cùng họ hàng/người quen, đa số các bạn đều lựa chọn việc ở trọ bên ngoài.
Lý giải về điều đó, nhiều người cho rằng việc ở nhờ nhà họ hàng có thể đem lại khá nhiều rắc rối, phiền toái mà cả bố mẹ và tân sinh viên đều không thể lường trước được. Bởi lẽ, "quốc có quốc pháp, gia có gia quy", mỗi một gia đình sẽ có nếp sinh hoạt khác nhau. Vì thế, khi ở nhà họ hàng/người quen sẽ phải tiếp thu một nếp nhà mới và học cách dung hòa.
Nhan nhản n hững chiêu thức lừa đảo cho thuê phòng trọ
Thời buổi công nghệ phát triển, các chủ phòng trọ vì thế mà cũng "công nghệ hóa", đưa thông tin lên mạng xã hội để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận. Khi đã tìm được một phòng trọ ưng ý, hầu hết sinh viên phải đặt tiền cọc từ 1 - 2 triệu đồng và nộp trước 2 - 3 tháng tiền phòng để "giữ chỗ". Lợi dùng điều đó, nhiều "cò" phòng trọ nảy sinh những chiêu thức lừa đảo, có người sai khi đặt cọc đã bị mất trắng số tiền đó.
Ngoài ra, một chiêu thức lừa đảo khác cũng khá phổ biến là tự ý phát sinh nhiều khoản tiền vô lý. Lúc đầu khi đến hỏi thuê phòng, chủ nhà sẽ đưa ra giá thuê rẻ, các khoản chi phí hàng tháng hợp lý, tiền điện nước tính như hộ dân, gửi xe miễn phí,… nhưng khi ở một thời gian lại là câu chuyện khác.
"Sau khi mình ở được một vài tuần thì người cho thuê phòng trọ bắt đầu lật lọng rằng tiền điện nước tăng giá và bắt mình phải đóng thêm. Khoản đóng thêm này không hề ít, có thể gấp 2-3 lần chi phí 'hứa hẹn' trước đó. Mức phí quá cao khiến mình không thể chấp nhận và buộc phải chuyển đi mà không hề lấy lại được tiền đặt cọc, thậm chí là phải bồi thường hợp đồng"
Trần Hoàng Minh từng là nạn nhân của chiêu thức lừa đảo cho thuê phòng trọ
Làm cách nào để lựa chọn phòng trọ tốt?
Những lời khuyên khi chọn phòng trọ cho thuê bạn nên đọc:
- Thuê phòng ở gần trường luôn là lựa chọn tối ưu
- Phòng trọ thoáng mát, sạch sẽ; Hàng xóm có vẻ thân thiện, đàng hoàng.
- Nước dùng sạch (không mùi), tránh những nhà trọ dùng nước giếng. Có công tơ điện đặt trước cửa phòng – tiện theo dõi, tránh câu trộm, chỉnh công tơ.
- Trao đổi trước với chủ nhà về tất cả những chi phí. Hỏi kĩ khi xem nhà về điện nước, hợp đồng, có phải đặt cọc như thế nào.
- Cửa, cửa sổ chắc chắn, được khóa an toàn.
- Giá thuê không quá đắt so với những nhà tương tự.
- Tìm hiểu trước về nội quy xóm trọ
- Tham khảo những thông tin nhà trọ chính thống từ người quen, anh chị khóa trên, thầy cô giáo...
*Tổng hợp