Chuyện người Do Thái phục quốc – P6: Không chỉ là phục quốc
Việc công nhận Thánh địa Jerusalem là của người Do Thái chính là bước quan trọng nhất để họ hoàn thành công cuộc phục quốc của mình.
Sau khi Israel ổn định được lãnh thổ và đứng vững trước những nước Ả Rập khổng lồ xung quanh thì trong một thời gian dài, không ai dám công nhận Thánh địa Jerusalem là của người Do Thái. Nhưng đây lại chính là bước quan trọng nhất để người Do Thái có thể hoàn thành công cuộc phục quốc của mình.
Người Do Thái phục quốc và tiên tri về Đấng Cứu thế
Năm 1948, khi Liên Hợp Quốc phân chia vùng đất và cả Thánh địa Jerusalem làm 2, thì Israel đã lập tức tái khẳng định rằng Jerusalem là thủ đô của họ. Quốc ca của Israel cũng có câu rằng: “Mất hai nghìn năm, để chúng ta là người tự do trên mảnh đất của mình, mảnh đất của Zion và Jerusalem”.
Thực ra không chỉ người Do Thái, mà giới tôn giáo, đặc biệt là giới tôn giáo Hoa Kỳ rất coi trọng Jerusalem.
Khi nói về số phận của Jerusalem, Kinh Thánh, mà cụ thể là sách Isaiah (1), đã mô tả rất rõ rằng Jerusalem sẽ mất, người Do Thái sẽ vong quốc, sẽ phải chịu giày vò trong nhiều thế kỷ vì họ đã không nhận ra người cứu rỗi họ (mà Kitô giáo tin rằng đó là Chúa Jesus). Họ bị xua đuổi ở khắp mọi nơi, phải chạy trốn và lang bạt. Nếu chiếu theo những gì người Do Thái trải qua, bị vong quốc, di cư khắp nơi, trải qua nạn diệt chủng, v.v.. thì có thể thấy rằng phần tiên tri này là hoàn toàn khớp với sự thật.
Kinh Thánh đã đề cập đến Jerusalem rất nhiều lần, yêu cầu những con người tin vào Thiên Chúa không bao giờ được quên Jerusalem, và phải đặt Thánh địa này “lên trên cả niềm vui cao nhất” (Psalm 132).
Sách Isaiah (2) lại tiếp tục tiên tri rằng, thời điểm mạt kiếp (in the last days) thì Đấng Cứu thế sẽ tới, và sẽ có một dấu hiệu là người Do Thái phục quốc, mà cụ thể hơn, Isaiah 2 nhắc trực tiếp đến Jerusalem. Đấng Cứu thế cũng bắt đầu việc phán quyết đối với từng quốc gia, từng con người, và vạn vật sẽ cúi đầu trước Ngài. Cũng vì điều này mà Kinh Thánh gọi Jerusalem là “thành phố của vị Vương vĩ đại” (Psalm 48:2).
Những lời hứa không được thực hiện
Bởi vì có vị thế hết sức quan trọng trong tín ngưỡng phương Tây, nên ai ai cũng nhìn vào Jerusalem. Giới tôn giáo thì đặc biệt chú ý đến tình hình công nhận Jerusalem, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Khi vị thế của Hoa Kỳ còn là tiếng nói quyền lực nhất trên trường quốc tế, thì tất cả đều kỳ vọng các đời Tổng thống Hoa Kỳ sẽ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, từ đó đánh dấu mốc cho công cuộc phục quốc của người Do Thái.
Tuy nhiên trong nhiều năm, Hoa Kỳ vẫn không công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Các công dân Do Thái sinh ra tại Jerusalem khi làm thủ tục ở Đại sứ quan Hoa Kỳ sẽ nhận được tên quốc gia là Jerusalem thay vì Israel.
Rất nhiều đời Tổng thống Hoa Kỳ vì để nhận được phiếu bầu và sự ủng hộ của cử tri đã hứa hẹn và “nói mồm” rằng Jerusalem là thủ đô của Israel. Tuy nhiên họ cuối cùng đều không thật sự chính thức công nhận điều này bằng văn bản và thúc đẩy các thủ tục chính thống.
Năm 1992, Tổng thống Bill Clinton nói “Jerusalem là thủ đô của Israel và phải là một thành phố không bị chia cắt”. Năm sau, ông Bill Clinton lại nói rằng ông “ủng hộ” việc rời Đại sứ quán Hoa Kỳ về Jerusalem. Năm 1995, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Sứ quán Jerusalem, trong đó gọi Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt của Israel và yêu cầu đưa Đại sứ quán Hoa Kỳ về Jerusalem. Tuy nhiên Bill Clinton đã không làm điều đó.
Khi tranh cử Tổng thống, George W. Bush đã nói rằng “ngay khi tôi nhậm chức, tôi sẽ chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ về thành phố mà Israel chọn là thủ đô”. Tuy nhiên ông Bush cũng không thực hiện lời hứa này.
Năm 2008, Tổng thống Obama lại tiếp tục tuyên bố: “Tôi đã nói Jerusalem là thủ đô của Israel và sẽ là như vậy”. Sau đó, các nghị sĩ Hoa Kỳ tiếp tục bỏ phiếu với kết quả ủng hộ tuyệt đối việc chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ về Jerusalem. Tuy nhiên cuối cùng ông Obama cũng không làm điều này.
Mặc cho các lời hứa và các “lời nói mồm” , các đời Tổng thống Hoa Kỳ đều không chính thống hóa chủ quyền của Israel đối với Jerusalem. Họ và các quan chức do họ chọn lấy cớ rằng việc chính thống hóa đó sẽ gây ảnh hưởng tới hòa bình của khu vực, lo sợ leo thang xung đột giữa Palestine và Israel.
Vị Tổng thống duy nhất giữ lời và diễn tiến hòa bình “khó tưởng”
Trên thực tế, việc không chính thống hóa quyền chiếm giữ Jerusalem đã trở thành khóa chặn tiến trình hòa bình ở Trung Đông trong nhiều năm.
Tháng 12/2017, khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố một cách chính thống, thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ tới Jerusalem, thì một loạt chính trị gia và truyền thông lên tiếng phản đối. Tuy nhiên ông Trump cho rằng Jerusalem đã là thủ đô của Israel trong suốt 70 năm qua và tin rằng việc thừa nhận thực tế này sẽ là một bước quan trọng đối với “hòa bình giữa Israel và Palestine”.
Giới tôn giáo Hoa Kỳ lần đầu tiên rạo rực hơn bao giờ hết. Họ nói tổng thống Trump sẽ trở thành một tượng đài trong lịch sử và sẽ được ghi nhớ trong nhiều thế hệ sau.
Kể từ đó, nhiều tin vui đã đến với tiến trình hòa bình Trung Đông. Chưa đầy 4 tháng cuối năm 2020, hàng loạt các nước Arab đã ký hiệp ước hòa bình với Israel như UAE, Bahrain, Sudan, Maroc, và Oman.
Ngày 24/1, Israel đã mở Đại Sứ quán tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), 4 tháng sau khi hai nước ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ do chính quyền Tổng thống Trump làm trung gian.
Như vậy là, trái với những “lời nói mồm” về việc công nhận Jerusalem, và những “suy diễn” rằng nó sẽ ảnh hưởng tới hòa bình khu vực, việc Tổng thống Trump thực hiện lời hứa khiến người Do Thái phục quốc đã mang tới phúc lành cho miền đất này.
Thời khắc cuối cùng?
Sau khi Jerusalem được công nhận là thủ đô của Israel, thì ánh mắt của giới tôn giáo Hoa Kỳ đổ dồn về cuộc bầu cử 2020, cũng như các gian lận và cuộc chiến mà họ cho là “cuộc chiến chính tà” (Xem bài: Trận chiến giữa những Đứa con của Ánh sáng và Bóng tối ) xung quanh cuộc bầu cử này, thì một câu hỏi được đặt ra: Người Do Thái đã phục quốc rồi, vậy thì thời khắc phán xét cũng sẽ tới.
Kinh Thánh Khải Huyền đã nói rằng khi Đấng Cứu thế tới thì cũng là lúc một sự kiện quan trọng sẽ diễn ra, đó là thế giới ở vào thời mạt kiếp, kiếp tận. Đấng Cứu thế không chỉ tới để cứu rỗi con người trong thời điểm nguy hiểm này, mà còn tiến hành Đại thẩm phán. (Xem thêm: Ngày tận thế và sự kiện Đại Thẩm Phán trong hội họa phương Tây )
“Đấng Cứu thế” mà tôn giáo phương Tây mong chờ được gọi là “Messiah”, “Lord” , dịch và “Vương” hoặc “Chủ” , do vậy “Đấng Cứu thế” còn được gọi là “Cứu Thế chủ” , cũng được gọi là “Lord of Lords” hay “Vương của vương” .
Từ “Messiah” trong tiếng Anh và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach” ). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos” , bởi vậy mới có chữ “Christ” (Kitô hay Cơ Đốc). “Messiah” và “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo.
Nhưng không chỉ như vậy, tại phương Đông, kinh Phật cũng đề cập đến một Đấng Cứu thế khác, đó là Phật Di Lặc. Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya” , tiếng Pali gọi là “Metteya” , rất có sự đồng âm với phương Tây. Kinh Phật coi Phật Di Lặc là vị Phật của tương lai, cũng lại nói khi Phật Pháp rơi vào thời mạt thì Phật Di Lặc sẽ xuất hiện để truyền Pháp, cứu độ con người. Di Lặc là Phật hiệu của “Vạn Vương chi Vương” , lại cũng trùng khớp với cách gọi “Vương của Vương” (Lord of Lords). Hai xưng hiệu này đều có ý nghĩa tương đồng, chính là vị Thần toàn năng có vị trí tối cao.
Một số học giả cho rằng, hình tượng Đức Phật Di Lặc của phương Đông hay Messiah của phương Tây thực chất còn bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ xưa trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà, Ai Cập và thậm chí còn xa hơn thế. Đó là niềm tin về một vị Thần sẽ xuất hiện và cứu vớt nhân loại tại thời khắc cuối cùng của vũ trụ trong cơn nguy khốn “hoại-diệt” (Cứu Thế Chủ), thẩm phán và ban cho vạn vật được cứu rỗi sinh mệnh mới (Sáng Thế Chủ). Đây chính là hình tượng của Messiah trong tín ngưỡng phương Tây, Phật Di Lặc (Maitreya) trong Phật giáo phương Đông, hay chân nhân Lý Hoằng trong Đạo giáo.
Vậy thì sự hiện hữu của những truyền thuyết giống nhau đến kỳ lạ đó khiến người ta không khỏi thắc mắc rằng, liệu các Ngài phải chăng là một? Nếu như Israel phục quốc rồi, thì liệu điều các tín ngưỡng cổ xưa của nhân loại chờ đợi có sắp xảy ra?
Trần Hưng
Tượng Phật Lư Xá Na ở hang Long Môn và huyền cơ thời mạt thế
Mời xem video :