Chuyên gia: Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đúng khi cứng rắn với Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
11/07/2023 08:13:38

Chuyên gia: Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đúng khi cứng rắn với Trung Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Ảnh: Paul Froggatt/shutterstock)

Chuyên gia: Ông Yoon Suk-yeol đang đi đúng hướng trong việc chống lại Trung Quốc


Sau khi nhậm chức, ông Yoon Suk-yeol đã thay đổi quan điểm thân Trung Quốc của chính quyền ông Moon Jae-in trước đây, theo đó dám đối đầu với Trung Quốc và không nhượng bộ trong các tranh chấp giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.


Liên quan vấn đề này, chuyên gia Derek Grossman, cựu cố vấn tình báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, đã có bài bình luận trên tờ Nikkei nói rằng cuộc khẩu chiến leo thang giữa Bắc Kinh và Seoul cũng như nguy cơ hàng xuất khẩu của Hàn Quốc và các công ty Hàn Quốc có thể bị nhà cầm quyền Trung Quốc trả đũa đang gây thêm áp lực lên Chính phủ của ông Yoon Suk-yeol. Nhưng sẽ là sai lầm nếu vì điều này mà chính quyền ông Yoon mềm mỏng lập trường. Thay vào đó, Chính phủ Yoon Suk-yeol nên xem động thái răn đe của phía Trung Quốc như lý do để gia tăng liên minh Hàn Quốc-Mỹ mạnh mẽ hơn cũng như củng cố mối quan hệ đối tác mới được hồi sinh giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.


Căng thẳng ngoại giao giữa Hàn Quốc và Trung Quốc bắt đầu vào tháng 4 năm nay. Khi đó Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã công khai tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào ngày 18/4, “ Vấn đề Đài Loan không chỉ là vấn đề giữa hai bên eo biển Đài Loan mà nó sẽ liên quan đến toàn thế giới giống như vấn đề Bắc Triều Tiên. Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế kiên quyết phản đối nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ”, phát biểu này đã khiến ĐCSTQ tức giận.


Truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc ông Yoon Suk-yeol can thiệp vào công việc nội bộ, đồng thời cho rằng ông hy sinh phẩm giá của Hàn Quốc khi “cúi đầu” trước Nhật Bản, cho thấy phớt lờ những hành vi ngược đãi mà Nhật Bản đã gây ra trong thời kỳ thống trị bán đảo Triều Tiên.


Chính phủ Yoon sau đó đã khẩu chiến với các phương tiện truyền của ĐCSTQ. Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của ĐCSTQ đe dọa rằng nếu ông Yoon tiếp tục con đường ngoại giao như vậy thì tình hình đối với Hàn Quốc có thể trở nên “không thể chịu đựng được”.

Mâu thuẫn leo thang vì phát ngôn của Đại sứ ĐCSTQ


Vào tháng 6 khi Đại sứ ĐCSTQ Hình Hải Minh tại Hàn Quốc gặp lãnh đạo phe đối lập Hàn Quốc Lee Jae-myung, đã cáo buộc Seoul chịu ảnh hưởng của Mỹ và không tôn trọng các lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh, bao gồm cả vấn đề Đài Loan. Ông Hình cho rằng những khó khăn hiện tại trong quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc không phải do Trung Quốc gây ra, còn cảnh báo Hàn Quốc không nên “đánh giá sai” đối với Trung Quốc vì “can thiệp từ các yếu tố bên ngoài” như áp lực của Mỹ. Những ai đánh cược với Trung Quốc sẽ hối hận trong tương lai…


Vào ngày 13/6, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã có phản hồi chỉ trích ông Hình Hải Minh vì những phát ngôn vô lối trong các chính sách liên quan đến Hàn Quốc. Theo thông tin, vào sáng ngày 13/6 ông Yoon Suk-yeol đã nói trong một cuộc họp kín tại Phủ Tổng thống Yongsan, rằng Đại sứ Hình Hải Minh với tư cách là một nhà ngoại giao tại Hàn Quốc nhưng những lời nói và hành động lại làm mất lòng người dân Hàn Quốc. Các nguồn tin cấp cao trong Văn phòng Tổng thống tiết lộ rằng Văn phòng Tổng thống “ rất chú ý” đến nội dung phát biểu này.


Đảng cầm quyền của Hàn Quốc cũng bày tỏ phẫn nộ đối với nhận xét của ông Hình Hải Minh. Có thành viên của Đảng Quyền lực Quốc dân (People Power Party) cầm quyền cho biết Chính phủ Hàn Quốc nên tích cực xem xét thực hiện các biện pháp cứng rắn để liệt Hình Hải Minh vào danh sách “ người không được hoan nghênh ” (persona non grata). Ông Kim Gi-hyeon, lãnh đạo Đảng Quyền lực Quốc dân cho biết tại một cuộc họp ủy ban cấp cao nhất của đảng rằng, phát ngôn của Đại sứ Hình Hải Minh cho thấy quan chức ngoại giao ĐCSTQ này không hiểu lễ nghĩa là gì.


Thủ tướng Hàn Quốc Han Deok-soo đã chỉ trích ông Hình Hải Minh, “Đại sứ của một nước lại không nhằm mục đích thúc đẩy phát triển quan hệ giữa hai nước mà lại [vượt quyền hạn] chỉ trích chính sách của chính phủ nước sở tại, thái độ này rất không phù hợp với tư cách nhà ngoại giao”.


Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin cũng gọi những lời nói và hành động của ông Hình Hải Minh là “ rất không phù hợp” . Về quan điểm của một số người cho rằng ông Hình Hải Minh nên bị liệt vào danh sách “người không được hoan nghênh” nên trục xuất khỏi đất nước Hàn Quốc, ông Park Jin chỉ cho biết Bộ Ngoại giao đã cảnh báo rõ ràng rằng mọi hậu quả phải do chính Đại sứ gánh chịu.

Người dân Hàn Quốc đã sẵn sàng đối với việc ĐCSTQ trả đũa


Phía Trung Quốc cũng tìm cách chia rẽ Hàn Quốc và Triều Tiên. Một bài báo gần đây trên phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc lưu ý rằng, “ Đồng bào Triều Tiên đã trong một thời gian dài không có bất kỳ liên lạc nào qua đường dây nóng liên Triều” , ngụ ý việc ông Yoon quá tập trung vào việc tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật Bản.


Vào tháng 5, ông Yoon đã đồng ý chia sẻ dữ liệu phòng thủ tên lửa với Nhật Bản thông qua mạng do Mỹ lãnh đạo, cử cố vấn an ninh quốc gia đến các cuộc họp với các đối tác Nhật Bản và Mỹ, đồng thời tăng cường liên kết với Mỹ và Nhật Bản hơn, chẳng hạn như phát biểu về “Đảm bảo một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” được cho là ám chỉ Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.


Về vấn đề này, ông Derek Grossman nói rằng ông Yoon Suk-yeol đang hướng theo những điều lớn lao hơn thương mại Hàn Quốc-Trung Quốc, vì các nước nên đứng lên bảo vệ các nguyên tắc đạo đức và công lý trong hệ thống quốc tế.

Quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc tan băng


Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang tan băng. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã có chuyến công du Hàn Quốc 2 ngày 1 đêm từ ngày 7/5. Đây là lần đầu tiên sau 12 năm, một Thủ tướng Nhật Bản có chuyến thăm đặc biệt tới Hàn Quốc. Hai bên tập trung vào các hành động khiêu khích của Triều Tiên, vấn đề eo biển Đài Loan, an ninh quốc gia và các dự án hợp tác kinh tế. Các học giả giải thích rằng Nhật Bản và Hàn Quốc mong muốn gác lại những bất đồng lịch sử và đẩy nhanh tốc độ hợp tác để đối phó với ĐCSTQ và Triều Tiên, như vậy đã dần hình thành một liên minh chặt chẽ giữa Mỹ – Nhật Bản và Hàn Quốc.


Ngày 16/3 năm nay, ông Yoon Suk-yeol đã đến thăm Nhật Bản và cho biết rằng Hàn Quốc và Nhật Bản đã vượt qua lịch sử không may trong quá khứ giữa hai nước, chuyển sang một kỷ nguyên hợp tác mới. Đây là bước đi đầu tiên để trong tương lai, bất cứ lúc nào các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có thể chủ động liên lạc và hợp tác với nhau thông qua “ ngoại giao con thoi”.


Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã chào đón Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bằng nghi thức chào quân sự cao cấp tại dinh thự chính thức của ông, phá vỡ lớp băng từ sau Thế chiến II tồi tệ nhất trong mối quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc.


Sau chuyến thăm Nhật Bản của ông Yoon Suk-yeol, quan hệ Nhật-Hàn nhanh chóng phục hồi. Vào ngày 7/5, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đến thăm Hàn Quốc, đây cũng là lần đầu tiên sau 12 năm có một thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc, ông Kishida cũng đã mời ông Yoon Suk-yeol tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Hiroshima Nhật Bản vào 19/5. Như vậy chỉ trong vòng 2 tháng họ đã gặp nhau 3 lần, cho thấy họ muốn tích cực hàn gắn quan hệ và đảm bảo an ninh trong bối cảnh các mối đe dọa địa chính trị từ ĐCSTQ ngày càng nghiêm trọng.


Thiên Tư, Vision Times

Bà Janet Yellen tuyên bố: Đàm phán “hiệu quả” sau chuyến đi Bắc Kinh Bà Janet Yellen tin rằng chuyến công du 4 ngày tới Bắc Kinh đã đặt mối quan hệ với Trung Quốc trên một “bệ đỡ chắc chắn hơn

Chia sẻ Facebook