Chuyên gia tiết lộ những hậu quả của việc mua khí đốt bằng đồng ruble

Chia sẻ Facebook
02/04/2022 08:14:41

Chuyên gia Ilya Ilyin, Trưởng phòng phân tích thị trường tài chính tại ngân hàng Promsvyazbank (PSB) trong một cuộc phỏng vấn với RIA đã tiết lộ những hậu quả của việc mua khí đốt bằng đồng ruble.

Theo chuyên gia này, các khoản thanh toán cung cấp khí đốt cho các quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga bằng đồng ruble có thể sẽ khiến họ phải tạo ra nguồn dự trữ bằng đồng ruble.

“Trong trường hợp chuyển đổi sang thanh toán bằng đồng ruble, các nước đối tác có thể sẽ tạo ra một lượng dự trữ đồng ruble nhất định để thuận tiện cho việc thanh toán”, nhà phân tích người Nga lưu ý.

Ngoài ra, theo ông Ilyin, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt, cần phải giảm dự trữ ngoại tệ của Nga vì có thể phải đối mặt với nguy cơ đóng băng thanh toán, việc tích lũy dự trữ bằng đồng tiền của các quốc gia không thân thiện là vô nghĩa. Do đó, dự trữ đồng ruble sẽ tự xuất hiện ở Nga.

Nga mới đây đã đáp trả lại phương Tây bằng yêu cầu thanh toán khí đốt của nước này bằng đồng ruble. (Ảnh: Pixabay)

Ngoài ra, ông Kateryna Filippenko, chuyên gia cấp cao tại công ty tư vấn Wood Mackenzie, nhận định nếu nguồn cung từ Nga bị gián đoạn trong nay mai và vẫn không được nối lại vào mùa Đông tới hay hết năm nay hoặc hơn thế nữa, tỷ lệ lấp đầy các kho dự trữ sẽ không thể đạt mức 80%, mà khả năng cao nhất sẽ chỉ ở ở đâu đó hơn 50%, có thể là khoảng 54%.

Theo ông Filippenko, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề cho ngành công nghiệp, vì châu Âu sẽ tìm cách bảo vệ những người tiêu dùng dễ bị tổn thương bằng cách cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ trong công nghiệp, có thể là 20%.

Giới chuyên gia cũng cảnh báo các kế hoạch gia tăng dự trữ và đảm bảo nguồn cung khí đốt cho mùa Đông tới của châu Âu có thể bị đảo lộn nếu hoạt động xuất khẩu từ Nga bị chặn đứng bởi sự bất đồng trong các điều khoản thanh toán.

Được biết, Nga cung cấp cho châu Âu khoảng 40% lượng khí đốt của châu lục này, nhưng khả năng gián đoạn nguồn cung do căng thẳng Nga-Ukraine đã gia tăng trong tuần qua, khi Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) từ chối yêu cầu thanh toán bằng đồng ruble của Nga.

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, lượng khí đốt dự trữ thường chiếm khoảng 25% lượng tiêu thụ tại châu Âu trong những tháng mùa Đông.

Trong nỗ lực nhằm gia tăng nguồn cung cho mùa Đông tới, EC đã đề xuất dự luật buộc các công ty dự trữ khí đốt phải nâng lượng khí đốt dự trữ tại các cơ sở của mình lên mức ít nhất là 80% năng lực dự trữ trước ngày 1/11/2022.

Tuy nhiên, khi các kho dự trữ chỉ còn lượng khí đốt khoảng 25% năng lực dự trữ, thấp hơn mức trung bình 5 năm chưa đến 34% cho thời điểm này trong năm, nhiệm vụ trên dường như là bất khả thi nếu không có nguồn cung từ Nga.

Bên cạnh đó, Đức, nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất tại châu Âu và phụ thuộc vào Nga để đáp ứng khoảng một nửa nhu cầu khí đốt đã đặt mục tiêu tỷ lệ lấp đầy các kho dự trữ là 90% trước tháng 11, trong khi tỷ lệ này hiện là 26%.

Trước đó, hôm 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu các quốc gia không thân thiện, vốn đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow, phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.

Tổng thống Putin đã ủy quyền các quan chức chính phủ, Ngân hàng Trung ương Nga và ngân hàng Gazprombank thực hiện các bước cần thiết để chuyển tất cả các khoản thanh toán khí đốt tự nhiên của Nga từ các quốc gia không thân thiện sang đồng ruble bắt đầu từ ngày 31/3.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 29/3 cho hay, Nga sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí cho thị trường châu Âu, và đồng euro và USD sẽ không được chấp nhận kể từ ngày 31/3.


Thanh Bình (lược dịch)

Tin Cùng Chuyên Mục

Người đàn ông sở hữu chiếc xế hộp nhỏ nhất nước Anh, tiết lộ chi phí đổ xăng gây sốcicon0Chiếc ô tô tuy kích cỡ trẻ em những vẫn đầy đủ các tiện nghi cơ bản.

TT Biden tung chiêu hạ nhiệt giá dầu sau khi 'nghỉ chơi' với Nga

icon 0

Trong nỗ lực giảm giá bán nhiên liệu sau khi dừng mua dầu của Nga, Mỹ được cho đang cân nhắc giải phóng 180 triệu thùng dầu trong kho dự trữ.

Người dân thế giới ‘phản ứng’ với việc tăng giá năng lượng

icon 0

Tình hình địa chính trị ở châu Âu trở nên trầm trọng hơn và các lệnh trừng phạt chống Nga đã khiến giá năng lượng ở nhiều nước trên thế giới tăng mạnh.

Nhân viên y tế làm xét nghiệm Covid-19 cho cá ở chợ 'gây bão' cõi mạng

icon 0

Đoạn video ghi lại cảnh nhân viên y tế ở thành phố Thượng Hải lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho con cá ở chợ nhanh chóng 'gây bão' mạng xã hội.

Trung Quốc có thể trở thành 'cứu tinh' để Taliban vực dậy kinh tế Afghanistan

icon 0

Thay vì đập phá như trước đây, Taliban đang bảo vệ nghiêm ngặt khu di tích lịch sử có trữ lượng đồng lớn để chờ Trung Quốc trở lại đầu tư và khai thác.

Những hình ảnh mới nhất ở Thượng Hải ‘thiết quân luật’ vì Covid-19

icon 0

Nhà chức trách Thượng Hải mới đây đã thông báo phong tỏa kể từ ngày 28/3 do số ca mắc Covid-19 tăng cao kỷ lục. Vậy điều gì đang xảy ra ở thành phố lớn nhất Trung Quốc?

'Lạnh sống lưng' nhìn người phụ nữ thoát chết trong tích tắc

icon 0

Người xem lạnh sống lưng khi nhìn đối tượng cầm dao định tấn công người phụ nữ, nhưng hắn bất ngờ từ bỏ ý định và lại gần vuốt ve con mèo nằm trên bàn.

Tình hình Nga-Ukraine: Đàm phán với Nga bế tắc, ông Zelensky lập tức điện đàm với ông Biden

icon 0

Nhà Trắng đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc điện đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky đã nhận được thông tin về tiến trình đàm phán giữa Nga-Ukraine.

Nữ nhân viên mang thai bị công ty sa thải chỉ vì ngủ gật trong ca đêmicon0Tòa án yêu cầu công ty từng sa thải nữ nhân viên đang mang thai vì lỗi ngủ gật trong lúc làm ca đêm phải bồi thường số tiền lớn.

Quốc gia đầu tiên ở châu Âu trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng rubleicon0Theo các phương tiện truyền thông, Ngân hàng Vatican đã thanh toán mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook