Chuyên gia tâm lý: “Sát thủ” đầu tiên hủy hoại cuộc đời của trẻ không phải là đánh đập, mắng mỏ mà chính là thói quen VÔ Ý này của cha mẹ

Chia sẻ Facebook
28/03/2022 22:40:05

Chỉ vì thương con mà nhiều bậc cha mẹ đã áp dụng sai cách nuôi dạy khiến tương lại của trẻ bị hủy hoại.


Cuộc sống bận rộn hàng ngày khiến mỗi giây phút bên con đều trở nên đáng quý hơn cả vì thời gian một đi không trở lại. Do đó, hãy để tâm với cách nuôi dạy trẻ kẻo chính bạn đang phá hỏng tương lai con đấy nhé!

Cha mẹ nào cũng muốn con mình trở nên xuất sắc. Thế nhưng, chúng ta không thể mong chờ con hoàn hảo, mà chỉ có thể trông cậy vào phương pháp giáo dục đúng đắn giúp con trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Mỗi đứa trẻ khi lớn lên có thể có nhiều khiếm khuyết và chính phương pháp, thái độ giáo dục của cha mẹ sẽ quyết định tất cả. Thực tế, cha mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc dạy dỗ con cái khi chúng trở nên lớn hơn.

Lúc còn nhỏ, đôi lời thì thầm, bảo ban của cha mẹ cũng khiến con nghe theo. Nhưng khi con lớn hơn, bắt đầu có những suy nghĩ, quan điểm riêng dẫn đến việc dạy dỗ cũng khó hơn nhiều. Vậy là nhiều cha mẹ mất bình tĩnh, không thể kiểm soát cảm xúc. Trong cơn tức giận, cha mẹ la hét và đánh mắng con.

Tâm trạng tồi tệ của cha mẹ có thể hủy hoại cuộc đời một đứa trẻ

Bốc đồng là "ma quỷ", cha mẹ không kiềm chế được cảm xúc còn hơn cả "ma quỷ". Sự mất bình tĩnh của cha mẹ có thể hủy hoại cả cuộc đời con trẻ. Ảnh: Aboluowang

Có một câu chuyện đau lòng rằng:

Một bé gái 12 tuổi ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị mẹ nghi ngờ ăn trộm 28NDT (khoảng 99k đồng). Trong cơn tức giận, người mẹ đã mất kiểm soát và liên tục đánh con. Cuối cùng, bé gái không may qua đời.

Người mẹ hoảng loạn, khóc lóc thảm thiết nhưng tất cả cũng đã muộn. Chỉ vì một phút không kiểm soát được cảm xúc mà chính chị đã cướp đi sinh mạng của con gái, và phải đối diện với sự trừng phạt của pháp luật. Tuy nhiên sự cắn rứt lương tâm, nỗi đau xót trong lòng còn giày vò người mẹ này hơn cả bản án phải đối mặt.

Ngoài ra, các nhà tâm lý học cũng từng nói: "Đằng sau mọi cảm xúc đều có một nhu cầu chưa được thỏa mãn." Theo khảo sát của tờ Netease Reading có gần 92% bậc cha mẹ thường la hét với con cái khi dạy con học. Lúc này, cha mẹ càng tức giận thì càng nói những lời không hay và trẻ cũng không thể tiếp thu được kiến thức, để rồi sinh ra tâm lý sợ sệt không dám hỏi han bài vở khi không biết làm.

Giáo sư Tâm lý học tội phạm và Nuôi dạy con cái Lý Mai Cần từng làm cuộc khảo sát dựa trên hơn 1.000 đứa trẻ và nhận ra rằng, so với các yếu tố bên ngoài như game thì tâm trạng không tốt của cha mẹ chính là "sát thủ" đầu tiên dẫn đến những khiếm khuyết về nhân cách của trẻ.

Những lời nói dửng dưng, hay cảm xúc tồi tệ không kiểm soát được của cha mẹ có thể khiến trẻ liên tưởng, tự vấn và nghi ngờ bản thân: "Bố mẹ có thương mình không? Mình có phải con của bố mẹ không?"...

Cha mẹ thông minh phải biết điều tiết cảm xúc

Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Do đó, cha mẹ đối xử với con cái như thế nào thì con trẻ sẽ đối xử như thế nấy với thế giới. Ảnh: Internet

Cách cha mẹ đối xử với con cái sẽ chính là cách con cái đối xử lại với thế giới. Cha mẹ thường tức giận, con cái sẽ dễ bị nhút nhát, tự ti hoặc có tính cách nóng nảy, cáu kỉnh. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng tự kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Liệu pháp "nhận thức - hành vi" được công nhận rộng rãi trong tâm lý học, bao gồm "phương pháp tạm dừng cảm xúc", có thể khiến con người không bị cảm xúc điều khiển và khôi phục lại sự bình tĩnh càng sớm càng tốt.

Khi con mắc lỗi, khi cảm xúc ập đến, hãy cho con biết cách cư xử của con khiến cha mẹ cảm thấy thế nào. Đồng thời cha mẹ nói với con rằng hai bên cần bình tĩnh. Hãy nói cho con hiểu, dù con mắc lỗi hay có cãi lời thì cha mẹ vẫn rất yêu con.

Quá trình này cũng để con ý thức được lỗi lầm của mình hoặc để cha mẹ tự ngẫm nghĩ lại. Việc cha mẹ bừa bãi trách mắng một cách qua loa sẽ không đạt được hiệu quả giáo dục và dẫn đến hậu quả là đôi bên cùng thiệt.

Bên cạnh đó, phụ huynh nên tự kiểm điểm lại những điểm tốt và chưa tốt ở bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.

- Đầu tiên, cha mẹ cần học cách lắng nghe trẻ. Bởi vì điều này giúp trẻ có niềm tin vào bạn và sẵn sàng giải bày cho bạn khi chúng gặp khó khăn.

- Thứ hai, cha mẹ không nên can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, đặc biệt là đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì, vì điều đó khiến cho chúng có cảm giác mình bị kiểm soát và khiến chúng khó mở lòng hơn với bạn.

- Cuối cùng, các bậc phụ huynh hãy giáo dục giới tính cho con từ sớm, tốt nhất là từ trước lúc chúng bắt đầu bước vào môi trường học đường. Bạn nên phổ biến những kiến thức về giới tính cho con để trẻ có được sự hiểu biết nhất định để tránh những mối đe dọa không đáng có.

Theo Aboluowang

Chia sẻ Facebook