Chuyên gia: Suy thoái kinh tế Trung Quốc liên lụy đến toàn cầu
Nhiều chuyên gia nhận định tình hình kinh tế suy thoái của Trung Quốc chắc chắn sẽ kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống.
Các lô hàng điện thoại thông minh trên toàn cầu đang hứng chịu một năm tồi tệ nhất trong hơn một thập niên qua, nguyên nhân vì tình trạng bất ổn kinh tế liên tục của Trung Quốc làm suy yếu khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Nhiều nhà phân tích tài chính và chuyên gia đầu tư cho rằng với tư cách là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, tình hình kinh tế suy thoái của Trung Quốc chắc chắn sẽ kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống. Trong tình đó thì khả năng phục hồi lại khó khăn do những chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khiến niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Trung Quốc không ngừng suy giảm, họ lũ lượt rút vốn đầu tư tại Trung Quốc.
Trong một báo cáo công bố hôm 17/8 của công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường toàn cầu Counterpoint Research, do nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái và giảm phát cũng như nhu cầu yếu của Mỹ, số lô hàng điện thoại di động toàn cầu năm 2023 dự kiến giảm 6% so với cùng kỳ năm trước (còn 1,15 tỷ chiếc) – mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Nhà phân tích cấp cao Karn Chauhan của Counterpoint Research nói với hãng truyền thông Mỹ CNBC, rằng việc mua điện thoại thông minh ở Trung Quốc đã giảm từ mức đỉnh trung bình 450 triệu chiếc/năm xuống còn 270 triệu chiếc/năm, đây là nguyên nhân chính khiến doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu sụt giảm.
Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times hôm 19/8, chuyên gia Lu Yuanxing (người Hoa sống tại Mỹ) chuyên phân tích kinh tế và chính trị cho biết doanh số điện thoại di động của Trung Quốc sụt giảm mạnh chủ yếu là do sụt giảm mạnh của thị trường Trung Quốc, điều này xuất phát từ hai yếu tố: một là vấn đề về năng lực tiêu thụ, hai là vấn đề về dung nạp của thị trường.
Ông cho biết kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nền kinh tế Trung Quốc suy giảm mạnh, trừ một lượng người rất nhỏ trong giới quyền quý của ĐCSTQ, tình hình kinh tế của đại đa số người dân Trung Quốc nhìn chung xấu đi khiến nhu cầu tiêu dùng của họ cũng giảm, khiến nhu cầu với các sản phẩm như điện thoại di động cũng giảm sút.
Trước đây khi điều kiện kinh tế Trung Quốc còn tốt, người dân sẵn sàng nâng cấp sản phẩm thường xuyên, họ không ngại theo đuổi chi tiêu cho các điện thoại di động có chức năng và kiểu dáng mới. Nhưng khi điều kiện kinh tế không còn tốt, người dân bắt đầu thận trọng trong chi tiêu tiêu dùng, khi thiết bị cũ còn dùng tốt và vẫn đáp ứng được nhu cầu thì họ không vội mua mới. Với tình hình kinh tế chung trì trệ ở Trung Quốc, xu hướng suy giảm sức tiêu thụ ngày càng trở nên rõ ràng, dẫn đến quy mô thị trường ngày càng thu hẹp lại.
Một vấn đề nữa được ông Lu Yuanxing chỉ ra là vấn đề dân số, “Dịch bệnh đã giết chết hàng trăm triệu người ở Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy mô thị trường. Có thể nói hai yếu tố sức tiêu dùng và năng lực thị trường khiến doanh số điện thoại di động của Trung Quốc tăng nhanh khi thuận lợi nhưng lại giảm mạnh khi bất lợi”.
Ông cho rằng do Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới nên sự suy thoái của kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ tác động dây chuyền đến thế giới. Quy mô thị trường khổng lồ của Trung Quốc có tác động sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu, nếu thị trường tiêu dùng này thu hẹp lại chắc chắn sẽ ảnh hưởng trong phạm vi toàn cầu.
Phân tích: Kinh tế Trung Quốc có thể kéo kinh tế toàn cầu đi xuống
Nhiều chuyên gia đầu tư cũng chỉ ra thực trạng suy thoái kinh tế của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu.
Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times hôm 18/8, chuyên gia Mike Sun (Mỹ) về chiến lược gia đầu tư Trung Quốc cho biết, “Thị trường chứng khoán không tốt và tình hình kinh tế không lạc quan của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây suy giảm nhu cầu, bao gồm nhu cầu bên ngoài và nhu cầu trong nước”.
“ Ví dụ về nhu cầu bên ngoài, châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc, lâu nay Trung Quốc cũng luôn nhập khẩu các sản phẩm của châu Âu, trong đó có hàng xa xỉ. Trước đây vài năm, người Trung Quốc chi rất nhiều tiền khi du lịch châu Âu để mua đồng hồ, trang sức, quần áo…. Có thể nói trong 10 năm qua mức chi tiêu hàng năm của người Trung Quốc phải hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Nhưng bây giờ kinh tế không tốt, nhu cầu này chắc chắn đang bị thu hẹp và đã giảm mạnh ” , ông Mike Sun cho hay.
Ông cho rằng đây chỉ là ví dụ về một ngành công nghiệp, thực tế chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế Trung Quốc là bao trùm, mức lớn là ngành công nghiệp máy bay đến mức nhỏ là các sản phẩm cơ điện.
“Từ góc nhìn này, trong môi trường chung toàn cầu thì các nước luôn có mối tương quan nhiều với nhau, đặc biệt dòng vốn đầu tư trên thị trường” , ông Mike Sun nói, “Bởi vì Trung Quốc có thị trường khổng lồ là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nếu nền kinh tế thị trường rộng lớn như vậy suy thoái khiến nhu cầu yếu đi thì cầu thị trường chung toàn cầu cũng sẽ giảm, đối với nhiều nước rất khó tìm được thị trường thay thế khác trong thời gian ngắn, họ phải bị ảnh hưởng”.
Đợt bán tháo kỷ lục của thị trường chứng khoán Trung Quốc
Niềm tin ngày càng suy giảm của nhà đầu tư vào nền kinh tế Trung Quốc được thể hiện rõ qua làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán. Những ngày gần đây xảy ra hiện tượng hàng loạt quỹ nước ngoài rút khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc, lập kỷ lục bán tháo.
Bloomberg hôm 17/8 cho biết, ngày hôm đó nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng lượng cổ phiếu trị giá 1,5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 208 triệu USD) trên sàn Thượng Hải và Thâm Quyến, là đợt bán tháo ngày thứ 9 liên tiếp, là đợt bán ròng dài nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu theo dõi dữ liệu vào tháng 12/2016.
Tờ báo này nói rằng trong 9 phiên giao dịch gần đây nhất, các nhà giao dịch nước ngoài đã bán cổ phiếu tại Đại Lục với tổng trị giá 46,2 tỷ nhân dân tệ (6,3 tỷ USD), dường như triệt tiêu hết làn sóng mua gần đây của họ.
Nhà chiến lược Meng Lei chuyên về Trung Quốc tại UBS Securities nói với Bloomberg rằng dữ liệu mới nhất cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang hạ thấp kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế.
BĐS chìm trong nợ nần, nhiều tổ chức giảm dự báo kinh tế Trung Quốc
Theo báo cáo được ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs (Mỹ) công bố ngày 15/8, lo ngại gia tăng về ngành bất động sản Trung Quốc và hàng loạt số liệu kinh tế yếu kém của nước này khiến các quỹ phòng hộ toàn cầu đang tích cực bán cổ phiếu Trung Quốc. Goldman Sachs cho biết tất cả các loại cổ phiếu đều bị bán tháo, nhưng cổ phiếu loại A niêm yết tại Trung Quốc dẫn đầu mức sụt giảm, chiếm 60% tổng số. Trong số 10 ngày giao dịch tính đến tháng 8/2023, việc bán ròng cổ phiếu Trung Quốc đã diễn ra trong 8 ngày giao dịch.
Kể từ tháng 10/2022, đây là đợt bán tháo ròng lớn nhất của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong mọi khoảng thời gian 10 ngày, là một trong những mức cao nhất trong 5 năm qua.
Đồng thời, dữ liệu do cơ quan quản lý ngoại hối của ĐCSTQ công bố gần đây cũng cho thấy, trong tháng 7 trái phiếu do các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài nắm giữ đã giảm 37 tỷ nhân dân tệ (khoảng 5 tỷ USD) xuống còn 3,24 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 440 tỷ USD).
Theo Diệc Dương, Epoch Times
Chuyên gia: Nguy cơ kinh tế khiến ĐCSTQ trở nên khó lường
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tăng tốc khó khăn, chuyên gia Gordon G. Chang nổi tiếng quốc tế về vấn đề Trung Quốc đã cảnh báo: