Chuyên gia mách nước học sinh tự kiểm soát bản thân khi lỡ 'nghiện game'
Game online ngày càng phổ biến và có sức hút lớn với trẻ em. Chứng nghiện này gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sự phát triển tâm lý của người bệnh. Vậy làm thế nào để cai nghiện game online?
Game online ngày càng phổ biến và có sức hút lớn với thanh thiếu niên. Nhiều em thậm chí 'nghiện game' gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sự phát triển sức khỏe và tâm lý. Vậy làm thế nào để cai nghiện game online?
Chia sẻ về câu chuyện có thật của mình, em Hoàng M.Đ. - học sinh lớp 8A5 Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) cho hay: “Em từng rất thích chơi game, nhưng không phải thích thường mà nghiện, chơi không giới hạn được thời gian. Sau đó, em có nhiều lần bỏ nhà, bỏ học để chơi game cùng team ( nhóm - PV ) và mỗi lần như vậy bố mẹ lại phải đi tìm.
Chính vì thế em đã lỡ mất một năm học. Sau đó em nhận ra game thực sự không khó bỏ như mình nghĩ và em quyết tâm đi học lại”.
Chia sẻ tại tọa đàm “Kết nối và sẻ chia” do Phòng GD&ĐT Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức, PGS.TS Trần Thành Nam (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay: “Một học sinh lớp 8 từng nói với tôi, bạn ấy chơi game là vì trò chơi này rất cuốn hút hơn hẳn những trò chơi khác và quan trọng là khi lên chơi game bạn ấy gặp nguyên team trong lớp, bạn ấy rất vui, hạnh phúc.
Trên game bạn ấy có thể tâm sự hết các vấn đề, nói cái gì team hiểu luôn còn nói chuyện với bố mẹ thì không thể nói được.
Tôi nói thế để người lớn thấy rằng, trẻ chơi game đôi khi là vì tìm được người cùng suy nghĩ với mình để trẻ có thể nói ra những gì mình nghĩ”.
Trở lại câu chuyện của em Hoàng M.Đ., PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng: “Game không phải điều gì đó kinh khủng và không thể bỏ kể cả khi đã nghiện, bởi lẽ chúng ta có phương pháp cân bằng game và cuộc sống hiện tại.
Kể cả khi đã nghiện game, chúng ta không nên tự tách bản thân mình vì những sai lầm trong quá khứ vì thành công thì ở tương lai.
M.Đ và những bạn nghiện game khác đã có những trải nghiệm thất bại trên con đường đi của mình nhưng chúng ta hãy xem thất bại trong quá khứ là những bài học mới, đó là cách thức vượt qua khó khăn.
Chúng ta đừng nghĩ cứ liên quan đến game là tiêu cực vì nếu các em có đam mê liên quan đến công nghệ, liên quan đến game thì cũng có những ngành nghề trong tương lai giúp phát huy thế mạnh của các em. Thế nhưng hơn ai hết các em phải đặt ra được mục tiêu.
Các em chơi game chọn loại gì, giới hạn thời gian bao lâu mới là vấn đề đáng nói. Có thể mình rất hứng thú chơi game nhưng phải đặt ra câu hỏi hứng thú này có thể phát triển định hướng tương lai nghề nghiệp thế nào.
Để hình thành năng lực, để trở thành công dân thế kỷ 21, để vững vàng, thành công không chỉ có kỹ năng chơi game mà có cả những kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm sẽ không thể hình hành bằng việc ngồi trước màn hình máy tính mà chúng ta phải ra ngoài cuộc sống trải nghiệm, học tập và phấn đấu”.
Cũng theo PGS.TS Trần Thành Nam thì con đường các em nhận ra việc chơi không đúng loại game, việc chơi game quá nhiều và quay lại trường học tức là các em đã cố gắng nỗ lực, rèn phẩm chất và kỹ năng cân đối thời gian dành cho game và hoạt động khác. Đó cũng là cách vượt qua cám dỗ với thế giới game.
Nhiều học sinh cho rằng các em chơi game khoảng 30 phút/ngày chỉ là giải trí sau thời gian học hành căng thẳng nhưng bố mẹ lại không hiểu, liên tục cấm cản, mắng nhiếc. Về vấn đề này, PGS.TS Trần Thành Nam khuyên: “Các em hãy nói với bố mẹ rằng trò chơi điện tử không phải xấu, vấn đề là ta chơi thế nào.
Các em được quyền chơi trò chơi điện tử nhưng quyền chọn trò chơi, quyền giới hạn thời gian thì dành cho bố mẹ quyết. Như thế các em cũng thấy mình được giải trí sau thời gian học và được tôn trọng.
Tất nhiên, chơi game phải dựa trên các nguyên tắc như vấn đề sức khỏe và nội dung phải phù hợp. Các bậc phụ huynh cũng không nhất thiết phải cách ly hoàn toàn con cái với game vì sử dụng công nghệ học online là xu hướng của tương lai. Chúng ta đừng cấm con mà có thể dùng ứng dụng quản lý việc chơi game của con.
Với học sinh, mỗi ngày hãy đặt ra một mục tiêu, bàn với bố mẹ về mục tiêu và đạt được thì bố mẹ thưởng. Sau đó mỗi khi nghĩ đến game thì hãy nghĩ đến phần thưởng của bố mẹ.
Sau một khoảng thời gian nhất định, các em hoàn thành nhiều mục tiêu học tập, việc nhà, thể thao... thì có thể chơi game. Mỗi lần chơi game chỉ chơi hết 1 trận khoảng 15 phút và đặt báo thức, khi báo thức kêu thì tự giác dừng lại.
Các em có thể đề xuất với bố mẹ rằng các em đã đạt được mục tiêu thỏa thuận nên muốn bố mẹ dành thêm thời gian cho mình.
Cuối cùng, mỗi ngày các em hãy viết ra những lời cảm ơn với cuộc sống, những người xung quanh để thấy cuộc sống vô cùng ý nghĩa”.
Hoàng Thanh
Tin Cùng Chuyên Mục
Hà Nội dự kiến tăng học phí gấp 2 lần: Sao phải vội vàng ngay sau dịch?
icon 0
HĐND TP Hà Nội vừa đưa ra dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026.
Sau vụ cô giáo đánh 19 học sinh, phải biết cách khuyến khích học sinh, giáo viên tự giác ứng xử văn hóa
icon 0
Qua làm việc với đoàn kiểm tra của Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cô giáo L. - giáo viên trường THCS Quang Trung thừa nhận đã đánh 19 em của hai lớp khối 9 trong giờ học.
Những 'ngã rẽ' không tồi nếu thí sinh trượt lớp 10 công lập
icon 0
Nếu trượt kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập, các thí sinh vẫn còn có cơ hội vào các trường tư thục, các hệ thống giáo dục thường xuyên hay các trường nghề.
Tràn lan clip bạo lực học đường: Dạy học sinh ứng xử thế nào trên mạng xã hội?
icon 0
Sau những vụ học sinh đánh nhau vì mâu thuẫn trên mạng xã hội, hoặc quay clip đánh hội đồng bạn học rồi tung lên mạng... chuyên gia giáo dục cho rằng phải dạy các em về cách ứng xử với nhau trên không gian mạng.
Nữ sinh Hà Nội bật khóc kể về áp lực học tập: Làm sao vượt qua 'điểm sôi' cảm xúc?
icon 0
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng với việc học trực tuyến kéo dài, khi quay trở lại trường học nhiều học sinh rơi vào khủng hoảng tâm lý nhưng chưa biết làm sao để vượt qua.
Chuyên gia 'vẽ đường' giúp học sinh tuổi teen trút bỏ áp lực cuộc sống
icon 0
Nhiều học sinh lớp 9, chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm nay chia sẻ, điều các em thấy áp lực nhất là có những lúc cảm giác bố mẹ không hiểu gì về mình.
Á quân 'mặn' nhất Olympia ngày ấy-bây giờ: Sở hữu thành tích học tập và sự nghiệp đáng nể
icon 0
Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại thương, Đức Hiếu đã n Nam tiến lập nghiệp và theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin. - Tin mới
XEM THÊM BÀI VIẾT