Chuyên gia: J-20 của Trung Quốc đánh cắp công nghệ của Mỹ
Chuyên gia Mỹ nói rằng Trung Quốc đã có được máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nhờ sao chép công nghệ của Mỹ, nếu Mỹ không thể bảo vệ tốt hơn những công nghệ vũ khí nhạy cảm thì ưu thế của Mỹ ngày càng bị Trung Quốc đe dọa.
Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận
“Những gì chúng tôi biết là, vì hoạt động gián điệp, J-20 [của Trung Quốc] tiên tiến hơn so với ước tính trước đây, và đó là một vấn đề nghiêm trọng”, cựu quyền Thứ trưởng Quốc phòng James Anderson phụ trách chính sách nói với Fox News .
Ông Anderson cũng nói trong những năm qua, Trung Quốc đã tận dụng rất hiệu quả từ việc đánh cắp công nghệ Mỹ, họ đã phát triển thành công máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tiên tiến, nhưng rất khó so sánh thực chiến giữa J-20 và Lockheed Martin F-22 Raptor của Mỹ.
Trung Quốc bắt đầu phát triển J-20 vào năm 2008 như một phần của chương trình thiết kế máy bay chiến đấu mới để cạnh tranh với máy bay chiến đấu của Mỹ, loại máy bay này đã bay lần đầu tiên vào năm 2011 và được đưa vào sử dụng vào năm 2017.
Năm 2015, giới quan sát phân tích quân sự bắt đầu nhận thấy những điểm tương đồng giữa J-20 và máy bay chiến đấu của Mỹ, một báo cáo của AP cho hay rằng một số công nghệ của J-20 có khả năng sao chép từ công nghệ của Mỹ.
Trung Quốc hiện có máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 tương tự như F-22 của Mỹ, điều này tiếp tục thu hẹp khoảng cách gần như không thể vượt qua về năng lực công nghệ quân sự giữa quân đội hai nước – tất cả đều nhờ hành vi không ngừng tăng cường trộm cắp tài sản trí tuệ. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung không ngừng gia tăng đi cùng khả năng Trung Quốc có thể xâm lược Đài Loan (hệ quả kéo theo phản ứng quân sự của Mỹ), khoảng cách công nghệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đang được Mỹ xem xét kỹ lưỡng.
Ông Anderson giải thích rằng Trung Quốc sử dụng một loạt các kỹ thuật gián điệp, từ gián điệp “lỗi thời” và “công nghệ thấp” cũng như thủ đoạn hối lộ để tuyển dụng các nhà thầu, học giả đại học và nhân viên chính phủ của Mỹ, bên cạnh các cách tiên tiến hơn như sử dụng mạng internet trộm cắp để có được dữ liệu quan trọng cho các hệ thống quân sự.
“Không may là họ đã có một số thành công” , ông Anderson, người đã dành “hơn một thập kỷ” vì chương trình phát triển máy bay chiến đấu tấn công liên hợp (Joint Strike Fighter program) – công nghệ mà Trung Quốc đã tận dụng trong thiết kế và chế tạo J-20 cho hay, “Điều đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người Trung Quốc và khiến chúng tôi phải tăng ngân sách R&D vì họ đã đánh cắp được một số bí mật của chúng tôi, khiến quân của chúng tôi nguy hiểm hơn trên chiến trường”.
Thành viên cao cấp Matt McInnis của Chương trình Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) nhấn mạnh rằng sau khi “đấu tranh trong nhiều thập kỷ” để theo kịp vũ khí của Mỹ và phương Tây, hiện Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến công nghệ động cơ phản lực.
Chuyên gia của ISW này cho biết, sức mạnh từ công nghệ động cơ phản lực tinh vi hơn của phương Tây vẫn là mục tiêu quan trọng đối với hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Ông chỉ ra trường hợp năm 2022 của điệp viên Trung Quốc Từ Diên Quân (Xu Yanjun), người bị kết tội cố gắng đánh cắp bí mật thương mại từ một số công ty hàng không vũ trụ của Mỹ, bao gồm cả việc đánh cắp công nghệ độc quyền quạt động cơ máy bay.
Đặc vụ Trung Quốc dùng 200 bức ảnh gia đình ép kỹ sư Mỹ làm gián điệp
Công tố viên Mỹ cho biết vào đầu năm 2013, Từ Diên Quân bắt đầu tuyển dụng các chuyên gia từ các công ty như GE Aviation ở Cincinnati, nhưng các luật sư khẳng định anh ta không phải là gián điệp và không bao giờ hỏi về bí mật thương mại.
Ông McInnis nói thêm, “Đó thực sự là một chiến thắng to lớn đối với Mỹ khi có thể phá được vụ án cụ thể này, nhưng đồng thời chúng tôi vẫn đang xem xét những gì Trung Quốc đang cố gắng làm với công nghệ, với hoạt động gián điệp. Trung Quốc vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ”.
Chuyên gia của ISW này cũng nhắc lại vụ Trung Quốc tuyển dụng các cựu phi công người Anh để làm cố vấn và huấn luyện các phi công của lực lượng không quân PLA Trung Quốc – một thủ đoạn khác mà Trung Quốc nỗ lực hành động để tiếp thu kiến thức kỹ thuật phương Tây. Ông lưu ý: “Trung Quốc cũng nhờ công nghệ được người Nga cung cấp và những thứ họ đánh cắp từ chúng tôi và các nhà sản xuất châu Âu, khiến họ chỉ còn đi sau Mỹ 10 – 15 năm về công nghệ động cơ phản lực, trong khi trước đây Trung Quốc đi sau chúng tôi 20 – 30 năm”.
Lộ Khắc, Vision Times
Trịnh Tiểu Thanh lĩnh án 2 năm tù vì mưu đồ trộm bí mật GE cho ĐCSTQ Trịnh Tiểu Thanh đã lĩnh án hai năm tù hôm thứ Ba vì mưu đồ đánh cắp bí mật thương mại của GE để mang lại lợi ích cho Trung Quốc.