Chuyên gia chỉ ra sai lầm khi uống nước chanh vào buổi sáng

Chia sẻ Facebook
23/12/2022 13:07:07

Uống nước chanh vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng uống nước chanh đúng cách.

Chanh quả được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta, trong đó không thể không nói tới công dụng làm đẹp từ quả chanh, ngoài việc dưỡng da, trắng da, chống lão hóa, trị mụn… nước cốt chanh còn được sử dụng trị gàu trên đầu rất hiệu quả. Tính acid có trong nước cốt chanh có tác dụng hạn chế sự bài tiết của tuyến dầu rất hiệu quả.

Mới đây, tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO) cho rằng, một quả chanh cũng có tác dụng phòng chống đến 50% các bệnh ung thư, và khuyên mỗi người nên tiêu thụ ít nhất 150 gram vỏ cam hoặc chanh đông lạnh mỗi tuần. Bởi trong một quả chanh có chứa đến 22 chất chống ung thư bao gồm: Limonene, citrus pectin, glycosides flavonnol, vitamin C... Tuy nhiên, các nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư của vỏ chanh - nơi chứa hợp chất limonoids có đặc tính chống ung thư.


Dưới đây là 5 lưu ý cơ bản khi uống nước chanh vào buổi sáng, ai cũng cần phải biết.


Uống nhiều nước chanh: Nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước chanh nếu không muốn đối mặt với chứng ợ nóng. Bên cạnh đó, khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước.


Uống nước chanh mà không có ống hút: Hãy nhớ, nước chanh vốn dĩ chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng men răng nếu bạn uống trực tiếp. Thậm chí có thể khiến bạn dễ bị sâu răng hay răng bị nhạy cảm hơn.

Mỗi người chỉ nên uống nước chanh khi có ống hút để tránh làm hỏng men răng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống -2 cốc nước chanh. Buổi sáng nên uống nước chanh mật ong ấm để đảm bảo sức khỏe.


Pha nước chanh quá lạnh hoặc quá nóng: Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Vì thế, hãy pha nước chanh ấm, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.


Uống nước cốt chanh đậm đặc: Nhiều người thường nghĩ, uống nước chanh theo cách nào cũng được. Bởi thế họ uống trực tiếp nước cốt chanh. Sau đó mới tráng nước lọc. Nhưng do chanh có hàm lượng axit rất cao nên khi uống phải pha với nước, nếu uống trực tiếp có thể sẽ làm hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đường.


Uống nước chanh khi đang đói bụng: Khi đói bụng, bạn không nên uống nước chanh sau khi ăn khoản 30 phút để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày.


Thùy Anh (Tổng Hợp)

Chia sẻ Facebook