Chuyên gia ACBS đánh giá ngành nào triển vọng trong các tháng cuối năm?

Chia sẻ Facebook
17/09/2022 19:17:25

Chiều 17/09, Hội thảo đầu tư với chủ đề “Chuyển mình cùng thị trường” đã được tổ chức nhằm tìm ra các cơ hội đầu tư trong các tháng cuối năm 2022.

Chuyên gia ACBS đánh giá ngành nào triển vọng trong các tháng cuối năm?


Hội thảo có sự góp mặt của các chuyện gia đến từ Công ty Chứng khoán ACB ( ACBS ). Tại đây, các chuyên gia ACBS chỉ ra các nhóm ngành triển vọng tốt cho các tháng cuối năm. Theo đó, các nhóm triển vọng là những nhóm cổ lợi nhuận dự kiến tăng tốc hoặc hồi phục đáng chú ý.

Hội thảo Chuyển mình cùng thị trường tổ chức chiều 17/09/2022

Cụ thể, điện, dược phẩm, chăn nuôi, bán lẻ, sữa là những ngành có triển vọng trong những tháng còn lại của năm 2022.


Ở nhóm điện , sản lượng điện tiêu thụ dự báo tăng nhờ nhu cầu điện tử khu vực sản xuất hồi phục sau giai đoạn bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Trạng thái La Nina dự kiến kéo dài sang các tháng đầu năm 2023 tạo điều kiện thuận lợi cho tích trữ nước tại các hồ thủy điện. Ngoài ra, giá thanh toán toàn phần (FMP) bình quân tháng 7 - 8/2022 đang cao hơn gần 50% so với cùng kỳ. Từ đó giúp nhóm thủy điện hưởng lợi.


Nhóm dược phẩm cũng được đánh giá hưởng lợi do Bộ Y tế tổ chức đầu thầu trở lại thuộc và vật tư y tế sau nhiều tháng tạm dừng là thông tin hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp tập trung phân phối qua kênh bệnh viện (ETC).


Ở nhóm chăn nuôi , nhu cầu tiêu thu heo hồi phục sau COVID đẩy giá heo tăng so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí thức ăn chăn nuôi dự kiến giảm khi giá các loại nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm đang là động lực lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận cho nhóm này.


Tương tự ở nhóm sữa , giá sữa nguyên liệu giảm sẽ tạo đà cho các doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận trong quý 3.


Về phần nhóm bán lẻ , ACBS dự báo nhóm ngành này sẽ có đà tăng trưởng tốt nhờ so sánh với nền giá thấp. Song song đó, giá xăng giảm giúp hạ nhiệt áp lực lạm phát từ đó kích thích nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm không thiết yếu. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận nhóm bán lẻ năm 2022 đạt 26.3%.


Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng được kỳ đánh giá triển vọng trong nửa cuối năm 2022. Các yếu tố hỗ trợ nhóm ngành này đến từ NIM được cải thiện nhờ lãi suất cho vay tăng bù đắp cho hạn mức tăng trưởng tín dụng eo hẹp. Đồng thời, chi phí được kiểm soát tốt. Chi phí dự phòng ở mức thấp nhờ chất lượn tài sản cải thiện và bộ đệm dự phòng ngày một dày.


ACBS đánh giá nhóm này đang có định giá hấp dẫn với P/E là 9.5 lần và PB 1.7 lần.

Chiều ngược lại, các chuyên gia cũng chỉ ra một số ngành có triển vọng phía trước kém khả quan hoặc đi ngang như bất động sản dân cư, thép, nhóm ngành hàng hóa và xuất khẩu (thủy sản, phân bón, dệt may…).


Đối với nhóm bất động sản dân cư , trong ngắn hạn, lợi nhuận nhóm này vẫn được đảm bảo nhờ lượng hàng đã được hấp thụ trong các quý vừa qua. Tuy vậy, triển vọng lợi nhuận dài hạn đang có nhiều thách thức bởi nỗ lực kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro. Bên cạnh đó là các quy định pháp lý chặt chẽ hơn và phí xây dựng gia tăng. Theo đó, ACBS dự báo tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2022 của nhóm này ở mức 2.6%.


Đối với nhóm thép , P/E của nhóm này đã tăng cao 74.5% so với cùng kỳ năm trước. Dự phóng lợi nhuận năm 2022 của nhóm này sẽ giảm 18%. Giá thép tăng nhưng nhu cầu chưa có dấu hiệu cải thiện vì các dự án nhà ở quy mô lớn chưa khởi công. Thêm nữa, nửa cuối năm thường là mùa thấp điểm đối với hoạt động xây dựng. Do đó, chuyên gia ACBS không đánh giá cao triển vọng của nhóm này.


Đối với nhóm hàng hóa - xuất khẩu (thủy sản, phân bón, may mặc, hóa chất) và logistics , giá hàng hóa hạ nhiệt nhờ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng được cải thiện và hoạt động sản xuất dần được khôi phục ở nhiều quốc gia có chung thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam đang tham gia sẽ là rào cản cho đà tăng trưởng của nhóm này.

Thêm nữa, nhu cầu nhập khẩu yếu đi ở một số thị trường chủ lực, bao gồm Mỹ và EU, vì tồn kho tại đây tăng cao khi người dân thắt chặt chi tiêu dưới ảnh hưởng của lạm phát.

Chí Kiên

Chia sẻ Facebook