Chuyển đổi số, doanh nghiệp cần lấy người lao động làm trung tâm
Bên cạnh những yếu tố về thể chế, chính sách, doanh nghiệp và người lao động được xem là những chủ thể quan trọng góp phần thúc đẩy vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Những trụ cột của tiến trình chuyển đổi số
Tại Hội thảo "Tăng tốc chuyển đổi số: Vì lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp" tổ chức ngày 9/10 tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT chia sẻ nếu coi năm 2020 là năm khởi động nhận thức về chuyển đổi số, năm 2021 là năm bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch thì năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện. Giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc chuyển đổi số với những hành động triển khai cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.
Đến nay, nước ta đã đạt được các kết quả quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số; Kinh tế số; Xã hội số. Trong đó, thống kê của Cục chuyển đổi số quốc gia cho thấy, tính tới tháng 6/2022, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã đạt 10,41%, tăng mạnh so với mức 9,6% cuối năm ngoái. Tuy vậy, chỉ tiêu này vẫn còn cách khá xa mục tiêu đề ra cho năm 2025 là 20% GDP.
Theo thống kê, có khoảng 38% doanh nghiệp trên thế giới hiện đang đầu tư trọng điểm vào công nghệ để chiếm lĩnh thị trường; 30% doanh nghiệp hiện đại hóa công nghệ lõi và năng lực để đảm bảo vận hành thông suốt; 19% doanh nghiệp tái thiết kế việc kinh doanh xoanh quanh công nghệ và 10% doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số với mục tiêu tiết giảm chi phí.
Hành trình chuyển đổi số doanh nghiệp cần bắt đầu từ người lao động
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Giám đốc Tăng trưởng GapoWork – Một đơn vị cung cấp Giải pháp Chuyển đổi số Doanh nghiệp cho biết, những năm gần đây, cùng với chiến dịch chuyển đổi số của chính phủ, chủ đề digital workplace (không gian làm việc số) cũng được đề cập rất nhiều tại các hội thảo, diễn đàn. Tuy nhiên, tầm quan trọng của không gian làm việc số vẫn còn khá mờ nhạt với các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam.
Dẫn chứng một báo cáo của Deloitte, bà Hương cho biết, các tổ chức có không gian làm việc số được quy hoạch sẽ có năng suất cao hơn 7% và 64% nhân viên sẽ chọn một công việc được trả lương thấp hơn nếu họ có thể làm việc xa văn phòng. Đồng thời, các tổ chức có mạng xã hội trong nội bộ nhận thấy mức độ hài lòng của nhân viên tăng trung bình 20%.
"Trước đây, công nghệ là những hạ tầng vật lý, những sản phẩm đóng chỉ IT có thể can thiệp, chú trọng giao việc, giám sát và báo cáo. Giờ đây, công nghệ đã có thể trở thành trợ thủ cho mỗi vị trí trong cơ quan", bà Hương nói.
Vị Giám đốc Tăng trưởng GapoWork chia sẻ, mô hình Digital Workplace (không gian làm việc số) cung cấp cho nhân viên các công cụ, nền tảng và dịch vụ công nghệ thông tin phù hợp, cho phép người dùng làm việc và cộng tác mọi lúc, mọi nơi với chế độ bảo mật phù hợp.
Bên cạnh đó, không gian làm việc số còn tối ưu hóa trải nghiệm làm việc của nhân sự từ đó thúc đẩy năng suất. Không gian làm việc số đáp ứng được nhiều cấp bậc nhân sự trong doanh nghiệp, với nhu cầu và khả năng tiếp cận cũng như sử dụng công nghệ khác nhau. Ngoài ra, không gian làm việc số sẽ phá bỏ được các rào cản giữa nhân sự, thông tin và quy trình, cho phép người lao động thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Không gian làm việc số - Khi công nghệ trở thành trợ thủ cho mỗi vị trí trong doanh nghiệp
Với mục tiêu xây dựng một giải pháp công nghệ phục vụ doanh nghiệp lấy người lao động làm trung tâm, không gian làm việc số GapoWork đã phát triển hơn 20 tính năng nhằm hỗ trợ mọi đối tượng lao động trong các doanh nghiệp - tổ chức đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Từ những tài xế đường dài, tới nhân viên văn phòng hay các nhà nghiên cứu, kĩ sư trong doanh nghiệp, tổ chức đều có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng GapoWork.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương tin rằng, thông qua GapoWork, người lao động sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, khi được giao tiếp thông suốt, tập trung vào công việc, chia sẻ kiến thức và nhất là tăng tính đoàn kết đội nhóm.
Về phía doanh nghiệp, GapoWork giúp kết nối mọi lúc mọi nơi thông qua Internet trên mọi loại thiết bị, thanh toán linh hoạt với nhiều phương thức khác nhau, đáp ứng các nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp, lưu trữ thường xuyên trên đám mây, các công cụ thông minh giúp báo cáo dữ liệu theo thời gian thực và đặc biệt là tăng cường bảo mật.
Tính đến tháng 6/2022, GapoWork đã giúp mở ra hơn 5.000 không gian làm việc số; hơn 300.000 người lao động có cơ hội làm việc, kết nối, sáng tạo và được phát triển mỗi tháng; với thời gian làm việc trung bình mỗi ngày lên tới 3 giờ.
Hơn 600 doanh nghiệp, tổ chức đã mở không gian làm việc số trên GapoWork, hài lòng với trải nghiệm môi trường lao động "trên mây", trong đó có các doanh nghiệp lớn như HSV Group, ABA Cooltrans, F88, Edufit…
Trong bối cảnh Kinh tế số đang là một trong 3 trụ cột quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, bà Hương tin tưởng GapoWork sẽ là một trong những mảnh ghép quan trọng giúp hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số, hướng tới chuyển đổi số toàn diện.