Chuyển đổi số: Công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

Chia sẻ Facebook
21/08/2022 13:35:42

Chuyển đổi số: Công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững


Tại sao doanh nghiệp phải chuyển đổi số?

"Không phải loài mạnh nhất hay thông minh nhất, mà loài phản ứng nhanh nhất với thay đổi mới có thể sống sót", câu nói của Charles Darwin được ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông lấy làm lời dẫn cho phần trình bày của mình.

Ông Đường cho biết: có tới 69% doanh nghiệp khu vực Asia Pacific đang đẩy nhanh chuyển đổi số để đối phó với Covid - 19 nhằm sống sót, phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn. Theo thống kê, doanh nghiệp chuyển đổi số mức 2 có năng suất và lợi nhuận cao gấp đôi so với doanh nghiệp chưa chuyển đổi số.

"Thời buổi hiện nay, không còn là thời "cá lớn" nuốt "cá bé" mà là thời của "cá nhanh" nuốt "cá chậm"", ông Đường ví von.

Các doanh nghiệp ngày nay không thể đứng ngoài xu hướng thay đổi rõ rệt sau đại dịch Covid đó là chuyển từ Offline sang Online. Chuyển đổi số là công cụ giúp doanh nghiệp không bị "bỏ lại" trước nhiều thách thức mới.

Chuyển đổi số bao gồm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và vận hành, chuyển đổi mua - bán trực tiếp sang trực tuyến, từ tiếp thị truyền thống sang kỹ thuật số và các phương thức đổi mới sáng tạo khác.

Mua sắm và thanh toán trực tuyến đang dần thay thế cho phương thức truyền thống

Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng được Công ty VISA công bố đầu tháng 6/2022 cho thấy, 2/3 người dùng Việt đã thử trải nghiệm mua sắm trong suốt thời kỳ đại dịch.

Toàn bộ hành trình mua hàng được thực hiện trên môi trường kỹ thuật số, bao gồm các giai đoạn cơ bản: Nhận thức - Cân nhắc - Ra quyết định. Người tiêu dùng tiếp cận nhãn hàng thông qua các ứng dụng, nền tảng, công cụ tìm kiếm trực tuyến.

Xu hướng này không nằm ngoài xu hướng chung trên thế giới. Theo khảo sát nhu cầu của hơn 9.000 người tiêu dùng trên 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam do PwC thực hiện, 63% người tiêu dùng toàn cầu đã tăng cường mua sắm trực tuyến, 42% người dùng giảm mua sắm tại các cửa hàng.

Theo nghiên cứu của Meta kết hợp với Boston Consulting Group, 73% người tiêu dùng Việt lựa chọn tin nhắn để liên hệ và trò chuyện với doanh nghiệp. Khách hàng liên hệ trực tuyến với người bán, thực hiện thao tác mua hàng cho đến thanh toán đều thông qua các nền tảng, sàn mua sắm trực tuyến.

Báo cáo của Visa cũng chỉ ra, mua sắm và thanh toán trực tuyến đang dần thay thế cho phương thức truyền thống. Năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu người, tăng 13,5% so với năm ngoái. 80% người tiêu dùng hiện nay đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần.

Có tới 81% người được hỏi cho rằng mua hàng qua mạng đã trở thành thói quen. 85% cho biết họ đang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng trực tuyến kể từ khi đại dịch Covid 19 bùng phát. Và 66% luôn tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất về giá khi mua sắm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình. Số liệu được dẫn theo khảo sát tháng 3/2022 của Lazada Việt Nam.

Mua sắm trực tuyến đã lan tỏa đến cả những ngành hàng truyền thống nhất

Điều này thậm chí đúng với ngành dược, một ngành truyền thống được định hình kênh bán trực tiếp là các bệnh viện và nhà thuốc, cũng đang chứng kiến bước dịch chuyển mạnh mẽ sang môi trường số.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Covid - 19, lĩnh vực dược phẩm đã chứng kiến lượng truy cập trực tuyến trên các website chuyên ngành tăng tới 35%. Sự mở rộng của nó trên các trang web trực tuyến rất đáng chú ý. Năm 2014, thị trường dược phẩm trực tuyến toàn cầu đạt 29 tỷ USD, dự kiến năm 2023, con số này có thể lên tới 128 tỷ USD.

Theo dữ liệu trình duyệt và tìm kiếm Cốc Cốc, lưu lượng truy cập website ngành dược 2020 - 2021, có một vài thống kê khá thú vị.

Nguồn: Cốc Cốc

Nguồn: Cốc Cốc

Chia sẻ Facebook