Chuyện các đời Thiên hoàng Nhật Bản học tập âm nhạc
Thiên hoàng của các triều đại trong quá khứ đã không thể tách rời khỏi việc học tập các nhạc cụ và âm luật của Nhật Bản...
Nói về mối quan hệ giữa âm nhạc và Thiên hoàng, đương kim Thiên hoàng Naruhito (Thiên hoàng Đức Nhân) được biết đến như một chuyên gia về âm nhạc trong dàn nhạc. Ông có thể chơi violon và viola khi còn học tại Đại học Gakushuin. Nhưng dẫu sao đối với Hoàng tộc Nhật Bản mà nói, việc chơi nhạc cụ phương Tây là một điều bất thường. Xét cho cùng, nhạc cụ và giai điệu phương Tây mới đến Nhật Bản từ 150 năm trước. Trước đó, Thiên hoàng của các triều đại trong quá khứ đã không thể tách rời khỏi các nhạc cụ và âm luật của Nhật Bản. Nhạc cụ và âm luật là một trong những môn học cung đình của các Thiên hoàng.
Hiệp hội Hoàng gia Nhật Bản hiện đại tổ chức Lễ hội âm nhạc Waka trong Cung điện Hoàng gia vào tháng 1 hàng năm. Lễ hội Waka có lịch sử ít nhất gần 800 năm, có từ giữa thời Kamakura vào cuối thế kỷ 13. Trong khi đó, “Ngự nhạc thủy” có lịch sử lâu đời hơn lễ hội Waka, tương tự như “Buổi hòa tấu hoàng gia” theo nghĩa hiện đại. Trong buổi hòa nhạc hoàng gia này, Thiên hoàng không phải là người chỉ lắng nghe, mà còn tự mình biểu diễn. Vì vậy, “Ngự nhạc thủy” là một sự kiện quan trọng nhằm thể hiện văn hóa và sự tu dưỡng của Thiên hoàng.
Lịch sử của “Ngự nhạc thủy” có thể bắt nguồn từ thời Nara cách đây 1200 năm và kéo dài cho đến năm 1869, năm Minh Trị Duy Tân thứ hai. Thiên hoàng Minh Trị đã tổ chức buổi “Ngự nhạc thủy” cuối cùng trong lịch sử vào năm 1869, và nó vẫn chưa được tổ chức lại cho đến tận ngày nay. Vào giữa thời Kamakura, Thiên hoàng Thuận Đức, trong bản gia huấn do Thiên hoàng tự viết, đã đề cập rằng Thiên hoàng có một số môn học bắt buộc phải học. Đầu tiên là học vấn kinh điển Trung Hoa, thứ hai là dàn nhạc, sau đó là hợp xướng waka. Có thể thấy với Thiên hoàng cổ đại, dàn nhạc quan trọng hơn waka (hợp xướng). Hơn nữa con cháu hoàng gia đều phải học những kỹ năng này ngay từ khi còn nhỏ, để chuẩn bị cho cơ hội trở thành Thiên hoàng thế hệ kế tiếp. Các hoàng tử hoàng tôn này đều được huấn luyện và giáo dục với những phương thức nghiêm khắc nhất từ những nghệ sĩ nổi tiếng.
Đã quan trọng như vậy, tại sao dàn nhạc lại bị bỏ rơi ngay sau cuộc Duy Tân Minh Trị và không bao giờ được hồi sinh?
Trước hết, hãy nói về lịch sử âm nhạc của Thiên hoàng. Các triều đình cổ đại của Nhật Bản rất coi trọng việc chơi nhạc. Điều này có mối quan hệ trọng yếu với việc tiếp thu hệ thống lễ nhạc của triều đại Trung Hoa, thông qua việc giao lưu vào thời nhà Tùy và nhà Đường vào thế kỷ thứ 7. Trước đó, vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, Nhật Bản đã tiếp thu lễ nhạc ca vũ từ Bách Tế, Tân La và Cao Câu Ly thông qua giao lưu với Bán đảo Triều Tiên, cải tiến và bản địa hóa nó, và dần dần hình thành nên phong cách Nhật Bản. Vì vậy, văn hóa âm nhạc cung đình Nhật Bản thực chất là sự pha trộn của nhiều quá trình chuyển đổi.
Trong số rất nhiều kiểu chơi nhạc, Thiên hoàng nhấn mạnh đến bộ hơi và bộ dây. Thông thường, nhạc cụ hơi chủ yếu là sinh (một nhạc cụ như sáo), trong khi nhạc cụ dây là đàn (đàn wagon 6 dây, đàn tranh) và tỳ bà. Thiên hoàng Thôn Thượng, người trị vì vào thế kỷ thứ 10, từng giải thích tầm quan trọng của hòa tấu dàn nhạc đối với mình. Ông tin rằng thông qua việc học tập và diễn tấu trong dàn nhạc, người ta có thể học được bốn đức tính quan trọng: “Suy nghĩ trong tâm, cầm nắm trong tay, hát trong miệng và lắng nghe trong tai.”
Video Thiên hoàng Naruhito chơi nhạc trong dàn nhạc phương Tây
Có thể thấy, vào thế kỷ thứ 10, Thiên hoàng coi âm nhạc là công cụ để hun đúc tình cảm và còn nâng nó lên thành phương tiện quan trọng để nuôi dưỡng tài và đức của bậc quân tử. Đến thế kỷ 12 là thời đại trỗi dậy của các chiến binh nhưng Thiên hoàng và quý tộc vẫn luôn coi trọng “nhạc cụ cung đình” , rất nhiều lý luận và triết lý cũng được sản sinh. Cuốn sách “Quản huyền yếu nghĩa” (Tinh hoa dàn nhạc) quan trọng nhất thời bấy giờ có đề cập rằng: “Mọi loại hình âm nhạc đều là để cai quản đất nước và dân chúng.”
Giới quý tộc thời bấy giờ vẫn cho rằng âm nhạc, mà đứng đầu là dàn nhạc, là một phần quan trọng giúp quân vương học hỏi cách điều hành đất nước, khiêm tốn lắng nghe muôn phương, thấu hiểu quốc nạn, biết lo lắng cho dân. Vì vậy, việc học hỏi thuật trị quốc trọng yếu như vậy, học cách làm hoàng đế, phải được bắt đầu càng sớm càng tốt. Các hoàng tử đã chăm chỉ học tập âm nhạc từ khi còn nhỏ, sau khi có thành tựu, họ sẽ chơi trước mặt quý tộc và hoàng tộc vào những dịp như “Ngự nhạc thủy” , để thể hiện năng lực của mình.
Sau này với sự suy yếu trong quyền lực thống trị của triều đình, lý tưởng cai trị đất nước bằng lễ nhạc không còn thực tế nữa. Việc học nhạc cụ trong dàn nhạc của hoàng đế cũng trở thành một nghi lễ và được theo học riêng cùng với các nghệ sĩ.
Đối với các Thiên hoàng sau thời Kamakura, học biểu diễn dàn nhạc không chỉ là nhiệm vụ của Thiên hoàng, mà còn là sứ mệnh tiếp nối tuyệt học, đức độ của tổ tiên. Vì vậy mặc dù một vài Thiên hoàng có thể chọn nhạc cụ dàn nhạc yêu thích của mình để học trong những điều kiện nhất định. Nhưng thường thì việc lựa chọn nhạc cụ cũng liên quan rất nhiều đến kinh nghiệm học tập của Phụ hoàng. Ngay cả khi một Thiên hoàng nào đó không có năng khiếu để học một loại nhạc cụ cụ thể, ông ấy cũng phải học tập chăm chỉ vì những lý do trên và để tiếp nối truyền thống. Vì nếu không thể tiếp tục thì vừa hổ thẹn với tổ tiên, vừa làm tổn hại đến phẩm đức của người cầm quyền.
Trong sự chia rẽ giữa các Thiên hoàng nổ ra vào thế kỷ 13 đến thế kỷ 14, việc học nhạc cụ dàn nhạc là một cách để phân biệt kẻ thù và mối liên hệ của gia đình Thiên hoàng (Bắc triều và Nam triều) đang không thừa nhận nhau. Thời kỳ chịu sự chia rẽ của hoàng tộc cũng là thời kỳ đào thải và tuyển chọn “nhạc cụ cung đình”. Vào thời đại Muromachi, “sinh” trong bộ hơi và “đàn tranh” trong bộ dây đã trở thành những “nhạc cụ cung đình” quan trọng nhất.
Vì lý do này, Thiên hoàng của các triều đại sau phải trau dồi chúng để thể hiện khí phách và sự tu dưỡng của bậc quân vương. Tuy nhiên, đến thời Edo, việc học nhạc cụ dần bị mai một, “nhạc cụ cung đình” không được coi trọng như thời cổ đại, mà chỉ dừng lại trên hình thức. Ngoài sinh và đàn tranh ra, đàn dây, đàn wagon và sáo, những nhạc cụ từng bị bỏ rơi, cũng đã dần được coi trọng.
Trong thời đại Bakumatsu, người cuối cùng có thể chơi sinh và đàn tranh là Thiên hoàng Hiếu Minh. Thiên hoàng Minh Trị dường như chưa từng học “nhạc cụ cung đình” . Trong buổi “Ngự nhạc thủy” cuối cùng được tổ chức vào năm 1869, Thiên hoàng trở thành “thính giả” và không còn biểu diễn nữa.
Mặc dù chính phủ Minh Trị không nói lý do, nhưng có lẽ là đã bắt chước thói quen tham dự các buổi hòa nhạc của các quốc vương phương Tây vào thời điểm đó. Mặc dù cũng có các vị vua ở các nước phương Tây tự chơi nhạc cụ, nhưng chính phủ Minh Trị nhấn mạnh đến sự uy nghiêm của quốc gia, nhằm đề cao uy quyền của Thiên hoàng, nên đã bác bỏ yêu cầu Thiên hoàng phải biểu diễn nhạc cụ trước công chúng.
Mặc dù tân Thiên hoàng Đức Nhân đã quen thuộc với dàn nhạc phương Tây, nhưng điều này không có nghĩa là Thiên hoàng đã lấy lại truyền thống chơi nhạc cụ của hoàng gia. Vẫn còn phải chờ xem trong tương lai sở thích này có trở thành cơ hội để Thiên hoàng gây dựng lại “nghiệp cũ” hay không.
Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Hồ Vĩ Quyền
Mời xem video :