Chương trình lớp 10 mới: Học sinh nhiều lựa chọn, nhà trường đau đầu

Chia sẻ Facebook
28/03/2022 12:12:35

Nhà trường dạy và học ra sao khi có thể có tới cả trăm tổ hợp môn học. Học sinh nhiều lựa chọn, thầy cô ít việc làm, có hay chăng tình huống thừa thiếu giáo viên cục bộ?


Chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp là một trong những điểm mới của chương trình GDPT sắp áp dụng với khối học sinh lớp 10 . Nhưng việc tự do chọn môn học giữa các tổ hợp lại khiến cho nhiều nhà trường đau đầu cách sắp xếp lớp học và giáo viên- bài toán không dễ giải.

Điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở khối lớp 10

Chỉ còn 5 tháng nữa, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sẽ chính thức được triển khai ở khối lớp 10. Do được áp dụng với lứa học sinh đã trải qua 9 năm học chương trình hiện hành nên tính chất mới mẻ có tính bước ngoặt trong lần thay đổi chương trình này đang được đặc biệt quan tâm.


Chương trình mới có gì mới? Giải đáp của các tổng chủ biên và chủ biên sau đây sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc này.

Ngay sau tên mỗi bài học luôn là tiêu đề: Học xong bài học này các em có thể nhằm giúp học sinh xác định mục tiêu học tập. Từ cấu trúc cho tới nội dung của từng bài học đều thể hiện rõ tính chất đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học.

"Những chủ đề của từng tiết học không bị bẻ vụn ra mà phải thiết kế khái quát hơn, hệ thống hơn. Học sinh sẽ kết nối gia công được nhiều đơn vị kiến thức để áp dụng linh hoạt vào đời sống.

Nguyên tắc vàng trong dạy học phát triển năng lực là bắt đầu từ học sinh, theo tiến trình nhận thức của học sinh. Điều này cũng dự báo sẽ giúp chấm dứt lối dạy áp đặt, luyện thi kéo dài bao nhiêu năm nay. Rất nhiều mảng kiến thức có tính hàn lâm sẽ được giảm tải".

"Chỉ còn daỵ tích phân là gì và tích phân làm gì cho cái cuộc đời này. Các kỹ thuật tính toán lằng nhằng bỏ hết. Bởi vì tích phân khi vào cuộc đời này toàn những tính toán đơn giản, không có bài nào khó khăn như vậy".

30 năm qua, đồng thời là chủ biên cả 4 sách giáo khoa môn Địa lý trong 4 lần đổi mới giáo dục, GS Lê Thông là người nhận biết rõ tính chất đổi mới trong chương trình lần này. Bên cạnh đổi mới về cách tiếp cận phát triển năng lực, chương trình còn được xây dựng theo hướng phân hóa và gần với định hướng nghề nghiệp của học sinh.

"Ngay từ trang đầu đã có nội dung hướng nghiệp . Trên cơ sở môn Địa lý có phân nhánh Địa lý tự nhiên, Địa lý xã hội, học sinh có thể định hướng nghề nghiệp, nghĩa là học môn Địa lý có thể làm gì".

Nội dung tri thức trong chương trình cũng được lựa chọn đảm bảo phân hóa và gần gũi với các nghề nghiệp mà học sinh hướng tới. Ngoài sách giáo khoa, mỗi bộ môn còn có các sách chuyên đề.

Có rất nhiều thay đổi lớn trong chương trình lớp 10 tới đây mà các nhà trường, giáo viên, phụ huynh và các em học sinh khó có thể đứng ngoài cuộc.


Chương trình lớp 10: Học sinh có thể chọn môn học

Không chỉ nhiều điểm mới so với chương trình hiện hành mà chương trình mới ở khối THPT còn được đánh giá là có những khác biệt căn bản đối với các lớp học ở bậc tiểu học, THCS. Khác với quan điểm tích hợp ở bậc học dưới, ở bậc THPT chương trình được xây dựng theo hướng phân hóa và gần với định hướng nghề nghiệp của học sinh. Từ năm học tới, học sinh lớp 10 sẽ không phải học Lịch sử hay Hóa học, Sinh học... nếu không lựa chọn nhưng có thể chọn thêm nhiều môn học mới như Âm nhạc, Mĩ thuật…

Cụ thể, chương trình lớp 10 sẽ có 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Nội dung giáo dục của địa phương.

Ngoài ra, các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn:


- Nhóm môn Khoa học xã hội gồm: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.


- Nhóm môn Khoa học tự nhiên gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học.


- Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật gồm: Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật.

Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập.

Theo đó, ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh sẽ chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, đồng thời chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học.

Lựa chọn tổ hợp - Bài toán khó khi triển khai chương trình lớp 10

Việc cho phép học sinh được chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp đang được đánh giá là một bước tiến của chương trình mới, phân hóa dần ở bậc phổ thông. Tuy nhiên, cùng với đó là mối lo bùng nổ số lượng các tổ hợp môn học nếu để học sinh toàn quyền quyết định. Hiện các nhà trường đều đang đau đầu giải bài toán này.

Theo tính toán của các nhà trường, nếu không có tình trạng "ép" học sinh chọn các môn đã định sẵn thì sẽ có đến hơn 100 cách tương đương với hơn 100 tổ hợp cho học sinh lựa chọn lựa chọn.

Trong năm đầu triển khai, bài toán giúp học sinh lựa chọn môn học càng nan giải hơn khi đến nay, công tác truyền thông về chương trình mới hầu như chưa tiếp cận được tới phụ huynh học sinh.

Thuận lợi hơn khi được tự chủ, một số trường tư thục đang buộc phải đẩy sớm tiến độ tuyển sinh để có thể sớm tổ chức khảo sát lựa chọn của học sinh từ đó cân đối với nguồn lực nhân sự và cơ sở vật chất của nhà trường.

Để tránh tình huống "lùa" hay " ép" học sinh vào tổ hợp có sẵn, nhà trường buộc phải tư vấn trước khi chọn môn xếp lớp phải được thực hiện tốt. Tuy nhiên, công tác hướng nghiệp đầu vào lớp 10 lại đang rất cần dữ liệu về tiêu chí đầu ra là phương án thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học cho lứa học sinh áp dụng chương trình đổi mới này.

Băn khoăn tổ chức đội ngũ giáo viên dạy chương trình mới

Chương trình mới nên ắt nhiều bối rối. Nhưng những băn khoăn, vướng mắc từ các nhà trường không sớm được tháo gỡ thì những yếu tố mới sẽ vẫn là "quá mới" , "quá khó", "quá bất cập" khi thời gian triển khai đã cận kề.

Như vậy bài toán tổ chức dạy và học chương trình mới đang đặt nhiều trách nhiệm lên vai những người đứng đầu cơ sở giáo dục. Trong đó có thêm một nhiệm vụ khó là tổ chức đội ngũ giáo viên.

Nếu như trong chương trình hiện hành, 100% học sinh trong trường sẽ đều phải học môn Địa lý, môn học mà cô Liên đang phụ trách. Thế nhưng, khi chương trình mới được triển khai vào năm tới, khả năng chỉ có một phần học sinh lớp 10 lựa chọn môn học này. Tâm sự của cô Liên cũng nhận được sự đồng cảm từ các giáo viên sẽ dạy môn học tự chọn trong năm tới.

Chia sẻ Facebook