Chung tay hợp tác xử lý và công bố tin giả trên không gian mạng

Chia sẻ Facebook
30/06/2022 17:32:15

Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã chủ động thực hiện ký kết các biên bản ghi nhớ với các Sở TT&TT về hợp tác xử lý và công bố tin giả trên không gian mạng.

Ngày 30/6, tại hội thảo đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử 6 tháng đầu năm 2022 tổ chức ở TP.HCM, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Bộ TT&TT, đã tiến hành ký kết các biên bản ghi nhớ với các Sở Thông tin và Truyền thông về hợp tác xử lý và công bố tin giả trên không gian mạng, tiến tới Bộ TT&TT sẽ ký kết với các bộ ngành để tăng cường công tác phối hợp, giảm thiểu thời gian, quy trình xác minh tin giả.


Lễ ký kết hợp tác xử lý và công bố tin giả trên không gian mạng

Theo ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Bộ TT&TT, tin giả do con người tạo ra. Với các nền tảng có thể kết nối hàng tỷ người trên toàn thế giới hiện nay như Facebook, Youtube, Tiktok.. có tin giả thì ngay lập tức sẽ có hàng ngàn lượt chia sẻ, với hàng triệu lượt xem. Rồi bình luận, rỉ tai, phao tin sẽ làm cho tin giả tăng theo cấp số nhân.


"Uy tín, danh dự của một con người bị bôi xấu, bị bào mòn mà không có cơ hội để giải thích, thanh minh. Tin giả làm sói mòn niềm tin xã hội, tạo ra những nghi ngờ có thể làm rạn nứt một tổ chức, gây hoang mang trong xã hội, thiệt hại không thể đo đếm được" , Ông Lưu Đình Phúc chia sẻ.

Chính vì thế tháng 1/2021, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam, thuộc Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử đã ra đời với nhiệm vụ: Tiếp nhận, phát hiện, thẩm định, gắn nhãn tin giả; công bố thông tin xác thực, tin giả, tin sai sự thật trên trang tingia.gov.vn; chủ động phát hiện các xu hướng thông tin có lượng người chia sẻ, tương tác lớn để đánh giá, thẩm định, dán nhãn tin giả (nếu có) để cảnh báo người dân không chia sẻ; hướng dẫn cách nhận biết, phòng tránh, đối phó với tin giả.

Cho đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận và xử lý 4363 tin phản ánh; thẩm định, gắn nhãn và công bố 50 tin giả; yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới gỡ bỏ trên 3120 tin, bài có nội dung xấu độc, link giả mạo.

Quá trình xử lý tin giả, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử đã thiết lập được  mạng lưới xử lý tin giả trên toàn quốc, với hơn 100 đầu mối thuộc các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.

Chính vì thế, để tăng cường hiệu quả trong việc xử lý tin giả trên không gian mạng, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác xử lý và công bố tin giả trên không gian mạng với các Sở TT&TT gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Nai.  Đây là các Sở đại diện cho 6 tỉnh thành trong cả nước, nơi có nhiều phản ánh về tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng. Trong thời gian tới, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử sẽ tiếp tục tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ với các Bộ, ban ngành trung ương và các tỉnh, thành khác trong cả nước.

Theo đó, với biên bản ghi nhớ này, các đơn vị sẽ cùng nhau: Tiếp nhận phản ánh về tin giả, tin sai sự thật trên mạng; thẩm định, kết luận về tính chính xác của nội dung thông tin được đăng tải, chia sẻ trên mạng; gắn nhãn, công bố tin giả, tin sai sự thật và cung cấp thông tin chính xác trên cổng thông tin Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (www.tingia.gov.vn); xử lý giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm đối với các hành vi đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật trên mạng; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về cung cấp, chia sẻ thông tin trên mạng cho xã hội; trao đổi, chia sẻ thông tin, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý, thực thi pháp luật về cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng; những vấn đề phát sinh sẽ trao đổi làm rõ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

iOS 15.6 beta 4 cập nhật những gì?icon0iOS 15.6 beta 4 có tương đối nhiều tính năng mới, liên quan đến trình duyệt Safari, tính năng bảo vệ trẻ em, hay ứng dụng Home...

Cách gửi tin nhắn tự hủy trên Facebook Messenger icon 0

Để gửi tin nhắn tự hủy trên Messenger, trước hết người dùng cần mở phòng trò chuyện mã hóa, sau đó bấm biểu tượng đồng hồ báo thức cạnh khung nhập.

Hướng dẫn tải ảnh đại diện TikTok về máyicon0TikTok không hỗ trợ tải về ảnh đại diện, thay vào đó người dùng cần thêm công cụ bên ngoài, tương tự như khi tải video không logo.

CMC Global đẩy mạnh thu hút nhân sự CNTT tại Đà Nẵng

icon 0

Chất lượng nguồn nhân lực CNTT tại Đà Nẵng, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển phần mềm, vẫn được đánh giá cao dù số lượng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn nhân lực CNTT của cả nước và luôn trong tình trạng thiếu hụt.

Gitiho tiên phong chương trình ngoại khóa cho sinh viên đại học thông qua E-learning

icon 0

Mới đây, Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Gitiho Việt Nam đã trao tặng chương trình E - Learning về phân tích dữ liệu Power BI cho hơn 700 sinh viên chất lượng cao Học viện Tài chính.

Các hoạt động của Chương trình chuyển đổi số quốc gia sẽ dùng logo thống nhất

icon 0

Dự kiến đầu tháng 7, Bộ TT&TT khởi động tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) “Chuyển đổi số quốc gia”. Từ cuộc thi này, sẽ chọn mẫu logo để thống nhất sử dụng trong toàn bộ các hoạt động của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Công nghiệp công nghệ số sẽ góp 10% GRDP của Cần Thơ icon 0

Thành phố Cần Thơ đặt mục tiêu doanh thu công nghiệp công nghệ số đóng góp từ 5 – 6% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn – PV) của thành phố vào năm 2025 và đến năm 2030 tỷ lệ này sẽ là 10%.

Việt Nam đang có cơ hội lớn để trở thành trung tâm kết nối số khu vực

icon 0

Theo chia sẻ của các chuyên gia tại VNNIC Internet Conference 2022, Việt Nam đang có cơ hội lớn để trở thành điểm kết nối và lưu trữ dữ liệu của khu vực ASEAN cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

'Xương sống' của doanh nghiệp thu phí không dừng được tạo ra như thế nào?

icon 0

Hệ thống phần mềm ETC Backend do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel xây dựng, chính là “xương sống” của các doanh nghiệp thu phí không dừng. Đây là giải pháp vừa được trao giải Sao Khuê 2022.

Vi phạm bản quyền trực tuyến ở Việt Nam giảm 50% icon 0

Lượng truy cập vào các trang bất hợp pháp ở Việt Nam đã giảm gần 50% vào năm 2021. Trong giai đoạn này, lượng truy cập vào các trang web hợp pháp đã tăng lên đáng kể.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook