Chứng khoán VPS báo lãi quý 1 giảm hơn 50%, cơ cấu tài sản ngắn hạn biến động mạnh
Theo BCTC hợp nhất quý 1/2022, CTCP Chứng khoán VPS (VPSS) báo lãi giảm tới 52% so với năm trước. Tới cuối quý 1, cơ cấu tài sản ngắn hạn chuyển dịch mạnh từ tiền và tương đương tiền sang tài sản tài chính FVTPL, cho vay margin và các khoản phải thu từ bán tài sản tài chính.
Chứng khoán VPS báo lãi quý 1 giảm hơn 50%, cơ cấu tài sản ngắn hạn biến động mạnh
Theo BCTC hợp nhất quý 1/2022, CTCP Chứng khoán VPS ( VPSS ) báo lãi giảm tới 52% so với năm trước. Tới cuối quý 1, cơ cấu tài sản ngắn hạn chuyển dịch mạnh từ tiền và tương đương tiền sang tài sản tài chính FVTPL, cho vay margin và các khoản phải thu từ bán tài sản tài chính.
Lợi nhuận quý 1 giảm đáng kể
Trong quý 1, doanh thu hoạt động của Chứng khoán VPS giảm 46% về mức 1,362 tỷ đồng.
Ở mảng cho vay, lãi từ các khoản cho vay và phải thu giảm hơn 40% về còn 205.1 tỷ đồng. Mảng môi giới chứng khoán cũng ghi nhận doanh thu giảm gần 60% còn 411.3 tỷ đồng.
Tuy vậy, mảng tự doanh có phần khởi sắc hơn khi khoản lỗ từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm gần 50%, về mức 588 tỷ đồng. Theo đó, dù lãi tài sản tài chính FVTPL giảm 37%, còn 668 tỷ đồng, thì mảng này vẫn lãi 15 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 214 tỷ đồng).
Doanh thu lưu ký chứng khoán tăng mạnh gần 180% lên 32.6 tỷ đồng.
Chi phí môi giới chứng khoán cũng giảm 53% so với cùng kỳ về mức 360 tỷ đồng. Chi phí tự doanh giảm 40%, còn 65.2 tỷ đồng.
Dù tự doanh khởi sắc, song sự sụt giảm mạnh doanh thu ở hai mảng đóng góp chính là môi giới và cho vay khiến kết quả quý 1 của Công ty đi lùi đáng kể so với cùng kỳ.
Kết thúc quý 1, lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 52% so với cùng kỳ, về mức 116.46 tỷ đồng.
Tiền và tương đương tiền giảm mạnh
Tổng tài sản của VPS tới cuối quý 1 đạt hơn 21.4 ngàn tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm hơn 98%.
Đáng chú ý, cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty có sự dịch chuyển lớn. Tiền và tương đương tiền đã chuyển hóa thành tài sản tài chính FVTPL, các khoản cho vay và phải thu từ bán tài sản tài chính.
Cụ thể, dư nợ tiền của Công ty giảm 90%, từ 9.1 ngàn tỷ đồng về còn hơn 944 tỷ đồng. Ngược lại, số dư danh mục tài sản tài chính FVTPL tăng 138% lên gần 9 ngàn tỷ đồng. Dư nợ cho vay cũng tăng 20% lên hơn 7.4 ngàn tỷ đồng. Đồng thời, các khoản phải thu (chủ yếu là phải thu từ bán các tài sản tài hính) tăng vọt từ 260 tỷ đồng lên hơn 3.4 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 13 lần.
Cuối quý 1, tài sản ngắn hạn của VPSS chuyển dịch mạnh so với đầu năm
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Ở cơ cấu nguồn vốn, Công ty cũng gia tăng vay nợ so với đầu năm. Vay ngắn hạn tăng 10% lên 12 ngàn tỷ đồng.
Đi sâu vào danh mục tài sản FVTPL, VPS chủ yếu tập trung giải ngân vào các công cụ thị trường tiền tệ. Theo đó, giá trị khoản mục này tăng từ 3.7 ngàn tỷ đồng lên 8.85 ngàn tỷ đồng, gấp 2.4 lần đầu năm.
Thị trường tiền tệ (Money Market) là nơi diễn ra các giao dịch vốn ngắn hạn giữa bên cung và cầu vốn. Các giao dịch vốn này có đặc điểm là thời gian đáo hạn dưới 1 năm, mức độ rủi ro thấp và tính thanh khoản cao. Công cụ thị trường tiền tệ có thể là trái phiếu Chính phủ, các khoản vay liên ngân hàng, kỳ phiếu thương mại, chứng chỉ tiền gửi… |
Yến Chi