Chưa thể kỳ vọng vào cú "hạ cánh mềm" của nền kinh tế thế giới

Chia sẻ Facebook
21/07/2023 18:59:41

Chưa thể kỳ vọng vào cú "hạ cánh mềm" của nền kinh tế thế giới

Ảnh minh hoạ: The Economist

Các nhà kinh tế học vốn có tiếng là không lạc quan, nhưng hiện nay sự lạc quan của họ lại có thể cảm nhận được.


Cách đây không lâu, dường như một cuộc suy thoái ở Mỹ là điều không thể tránh khỏi, bởi Fed liên tục nâng lãi suất để chống lạm phát . Các ngân hàng trung ương khác cũng có động thái tương tự, nhưng vấn đề lạm phát của họ càng tồi tệ hơn do đồng đô la tăng giá – đặc biệt là ở các thị trường mới nổi, nơi mà thường vay mượn và giao dịch bằng đồng bạc xanh.


Thế nhưng, thông tin về lạm phát ở Mỹ giảm xuống còn 3% trong tháng 6, mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây, đã làm nảy sinh hy vọng rằng đợt nâng lãi suất tiếp theo của Fed, dự kiến vào ngày 26/7, sẽ là đợt nâng cuối cùng và các ngân hàng trung ương khác cũng sẽ có động thái tương tự. Cổ phiếu tăng, lợi suất trái phiếu giảm và đồng bạc xanh đang ở gần mức yếu nhất kể từ khi Fed bắt đầu nâng lãi suất.

Sự kỳ vọng tăng cao là điều bất thường trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại. Vào ngày 17/7, Trung Quốc báo cáo nền kinh tế của họ chỉ tăng trưởng 0,8% trong quý thứ hai của năm nay mặc dù chính phủ đã gỡ bỏ chính sách zero-COVID cách đây 7 tháng.

Hoạt động sản xuất toàn cầu cũng suy yếu do người tiêu dùng vừa thoát khỏi các lệnh phong toả và bắt đầu ăn nhà hàng nhiều hơn, và mua ít hơn trang thiết bị văn phòng và cho gia đình. Mặc dù nền kinh tế Mỹ đã trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm nay, hầu hết các chuyên gia dự báo rằng nó sẽ sớm giảm nhiệt.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại không kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ thu hẹp. Đà tăng trưởng hạ nhiệt chỉ đủ để kiềm chế lạm phát chứ không gây ra một cuộc suy thoái, còn gọi là “hạ cánh mềm”. Mặc dù kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại không mang lại kết quả như kỳ vọng từng khiến nhiều người lo ngại giá hàng hoá toàn cầu sẽ tăng mạnh, nhưng điều này đã không xảy ra, giúp cho châu Âu "thở phào nhẹ nhõm" bởi họ cần phải thay thế khí đốt của Nga bằng khí hoá lỏng.

Lạm phát ở Mỹ trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm (Ảnh: FT)

Những sẽ là một sai lầm nếu cho rằng nền kinh tế thế giới sắp có một cú “hạ cánh mềm”, vì 3 lý do.

Đầu tiên là lạm phát, mặc dù đã thấp hơn nhưng vẫn cao hơn 2% mục tiêu mà Fed đặt ra. Lạm phát của Mỹ giảm chủ yếu là do giá năng lượng giảm: loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, trong khi giá cả nói chung vẫn cao hơn năm ngoái là 4,8%. Ở Eurozone, con số này là 5,5%, và ở cả hai nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng lương tăng nhanh hơn so với tăng trưởng năng suất lao động.

Nói cách khác, thế giới các nước giàu vẫn còn một quãng đường dài trước khi hoàn toàn kiểm soát lạm phát - và nhiều nhà kinh tế học tin rằng giai đoạn cuối này sẽ là khó khăn nhất. Mặc dù lạm phát ở mức 3-4% có thể không thu hút được nhiều sự quan tâm như trước, nhưng nó vẫn là một vấn đề với các ngân hàng trung ương.

Các ngân hàng trung ương sẽ phải lựa chọn giữa một bên là tiếp tục siết chặt chính sách so với hiện tại và bên còn lại là từ bỏ mục tiêu lạm phát 2%. Dù theo cách nào, nó cũng cũng có thể gây gián đoạn các thị trường tài sản và có thể là cả nền kinh tế thực.

Nguy cơ thứ hai là, ở thời điểm hiện tại trong khi thế giới đang thấy lợi ích khi nền kinh tế hạ nhiệt, nhưng thứ họ chưa trông thấy là cái giá phải trả.

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường lao động Mỹ đã tái cân bằng lại một cách khá nhẹ nhàng, bằng cách giảm vị trí tuyển dụng thay vì giảm việc làm. Hoạt động tuyển mộ vẫn diễn ra mạnh mẽ và cắt giảm nhân viên là điều hiếm gặp. Nhưng không ai biết được thị trường việc làm có thể cắt giảm kiểu này trong bao lâu – và trong những tháng gần đây mức giảm vị trí tuyển dụng mới đã chững lại.

Ở nhiều nền kinh tế phát triển, có bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp, do lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động trước đây, mà tích trữ lao động mà họ cần có. Ở một số nước, số giờ làm việc trung bình đã giảm. Nếu các doanh nghiệp quyết định rằng việc níu giữ lao động là quá đắt đỏ, trong khi có thể không cần tới họ trong tương lai, tình trạng cắt giảm nhân viên có thể gia tăng nhanh chóng.

Nguy cơ thứ ba là sự khác biệt giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới. Điều này có nghĩa rằng, kể cả khi sức ép đối với Fed giảm bớt, các nhà hoạch định chính sách ở các nước khác vẫn lo ngại. Ví dụ, Anh đang ăn mừng lạm phát giảm nhiều hơn so với dự kiến trong tháng 6 vừa qua, nhưng giá cả và đà tăng lương ở mức 7% vẫn khiến nhiều người lo ngại.

Nhật Bản hầu như không thắt chặt tiền tệ. Khi lạm phát đang tăng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể điều chỉnh trần lãi suất trái phiếu dài hạn một lần nữa trong cuối tháng 7. Trung Quốc có thể đối mặt với tình trạng suy giảm tăng trưởng do cấu trúc, trong đó nền kinh tế của họ suy giảm do các khoản nợ xấu, như điều từng xảy ra ở Nhật Bản đầu những năm 1990, và lạm phát tiếp tục duy trì ở mức quá thấp.

Nói cách khác, sự không chắc chắn về mức lạm phát và lãi suất cuối cùng vẫn tồn tại. Dù có một số dấu hiệu tích cực xuất hiện, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi rủi ro và ảnh hưởng tiềm tàng./.


Theo The Economist

Chia sẻ Facebook