Chủ tịch LĐ Công nghiệp Đức: Cần chuẩn bị cho tình huống cực đoan từ phía Bắc Kinh

Chia sẻ Facebook
15/08/2022 13:49:04

Được thúc đẩy và khuyến khích bởi sự thay đổi của Chính phủ Đức, các công ty Đức hiện đã đầu tư hàng trăm triệu đô la vào Trung Quốc. Tuy nhiên, do các mối đe dọa của Bắc Kinh đối với Đài Loan và căng thẳng trên eo biển Đài Loan, ngành công nghiệp Đức đã trở nên thận trọng trong các giao dịch với Trung Quốc.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận

Chủ tịch của Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) Siegfried Russwurm. (Nguồn: Berlin 2020 E/ Wikimedia)


Theo Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin, ông Siegfried Russwurm, chủ tịch của Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI), cho biết việc phân tách là vô nghĩa, nhưng ông kêu gọi các công ty nghiên cứu kỹ các rủi ro để giảm sự phụ thuộc vào từng quốc gia. Ông cho rằng việc Nga xâm lược Ukraine cho chúng ta biết rằng chúng ta phải chuẩn bị cho những cực đoan mà các chế độ độc tài mang lại. Vị cựu quản lý của Siemens này cũng chỉ ra rằng hiện nay chúng ta biết rằng có sự phụ thuộc mạnh mẽ vào chất bán dẫn từ Đài Loan hoặc đất hiếm từ Trung Quốc, và chúng ta cần phải tăng cường khả năng phục hồi của mình.


Chính phủ Đức đã thúc đẩy giao thiệp với Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Theo Ngân hàng Bundesbank của Đức, đến cuối năm 2020, đầu tư của các công ty Đức vào Trung Quốc đã đạt 90 tỷ euro. Ông Bernhard Bartsch, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin, chỉ ra rằng khi nhìn lại, Đức có rất nhiều chính sách Trung Quốc có vẻ rất ngây thơ, nhưng mọi người không nên quên rằng Trung Quốc mà chúng ta đang đối mặt ngày nay khác với Trung Quốc của 10 năm trước. Ông cũng nói rằng chính sách của Đức đã tốt cho nền kinh tế Đức trong một thời gian khá dài, nhưng nó đã tạo ra sự phụ thuộc mà chúng ta phải đối mặt ngày nay.


Trong những năm gần đây, Chính phủ Đức, cũng như Liên minh Châu Âu, đã cố gắng tránh căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, các cuộc tập trận quân sự gần đây của Bắc Kinh xung quanh Đài Loan đã khiến căng thẳng trên eo biển Đài Loan leo thang. Ông Bartsch tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang dần thay đổi hiện trạng ở Đài Loan. Đây chủ yếu là xung đột giữa hai cường quốc là Trung Quốc và Mỹ, nhưng cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi sự leo thang của xung đột, vì vậy Đức và châu Âu cũng phải tính toán rủi ro này. Nhưng ông không nghĩ rằng một cuộc xung đột quân sự sắp xảy ra. Dù vậy, châu Âu nên nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra khi căng thẳng leo thang, một trong số đó là việc Trung Quốc đang gây áp lực lên các công ty Đức để xây dựng nền kinh tế của họ, và có rất nhiều ví dụ về việc Bắc Kinh trừng phạt các quốc gia và công ty khi căng thẳng chính trị xuất hiện.


Nói cho cùng, điều mà ông Siegfried Russwurm đề cập đến đó là việc chuẩn bị cho “các kịch bản cực đoan” , ám chỉ việc các công ty Đức phải chuẩn bị biện pháp dự phòng trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan. Một khi chiến tranh ở Viễn Đông nổ ra, quan hệ kinh tế với Trung Quốc có thể sẽ đi vào bế tắc; việc giao chip của Đài Loan cũng vậy, chiến tranh sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu.


Ngay cả khi không có xung đột với Đài Loan, việc kinh doanh với Trung Quốc sẽ trở nên khó khăn hơn. Ông Siegfried Russwurm tiết lộ rằng trong điều kiện cạnh tranh kinh doanh tại Trung Quốc rất không đối xứng và bất bình đẳng, môi trường kinh doanh của các công ty Đức và châu Âu tại Trung Quốc này đã trở nên chính trị hóa hơn, và điều kiện sống của nhân viên làm việc tại quốc gia này cũng xấu đi đáng kể. Đây không chỉ là tin tức từ người đứng đầu Liên đoàn Công nghiệp Đức, nhiều nhà quản lý Đức đã rời Trung Quốc trong năm nay do các biện pháp phòng dịch bệnh nghiêm ngặt và cực đoan chính quyền Trung Quốc. Ông Siegfried Russwurm nói, tất cả những điều này đều đè nặng lên triển vọng dài hạn.


Vương Quân, Vision Times

5 doanh nghiệp trung ương hủy niêm yết tại Mỹ: ĐCSTQ bị quốc tế ruồng bỏ

5 doanh nghiệp trung ương lớn của Trung Quốc trong đó Sinopec, PetroChina, đã tuyên bố rút khỏi thị trường chứng khoán Phố Wall

Chia sẻ Facebook