Chu Nguyên Chương chỉ cần chiếc lược và một chậu nước khiến nữ phạm nhân kinh sợ: Vì sao?
Hình phạt do hoàng đế Chu Nguyên Chương sáng chế chỉ cần một chiếc lược và một chậu nước nhưng đã khiến tù nhân kinh sợ, vì sao?
Nhắc đến thời kỳ phong kiến cổ đại xưa, hầu hết mọi người trong chúng ta đều thường nghĩ ngay đến thời kỳ của những quy định hết sức dã man và hà khắc.
Nhưng điều gây ấn tượng nhất, thậm chí đến thời đại ngày nay chúng ta vẫn thường nhắc tới và khiếp sợ chính là các hình phạt tra tấn mà thời xưa dùng. Trong đó, phải kể đến hình phạt được chính Chu Nguyên Chương đã tạo ra để tra khảo những nữ tù nhân. Hình phạt chỉ cần một chiếc lược và một chậu nước đã khiến tù nhân kinh sợ, vì sao?
Vì sao Chu Nguyên Chương luôn muốn nghiên cứu các hình phạt?
Trong lịch sử phong kiến, Chu Nguyên Chương - người sáng lập ra nhà Minh, được coi là vị hoàng đế cai trị hết sức tàn bạo. Trong thời gian trị vì đất nước, ông đã giết rất nhiều người. Có số liệu đã thống kê rằng, sau khi lên ngôi, Chu Nguyên Chương đã giết hàng ngàn người vô tội.
Thực chất, các đặc điểm tính cách này của ông bị ảnh hưởng bởi những việc đã phải trải qua từ khi còn bé. Sinh ra ở vùng quê nghèo, phiêu bạt khắp nơi để tồn tại, trải qua các cuộc chiến tranh, đã khiến cho tính cách Chu Nguyên Chương có phần thô bạo. Sau rất nhiều khó khăn, ông mới dựng lên được nhà Minh. Vì vậy, ông rất sợ bị cướp ngôi nên luôn đề phòng, thậm chí còn thẳng tay giết rất nhiều các tướng lĩnh tài ba dưới trướng của mình.
Chu Nguyên Chương tuy là một vị hoàng đế đa nghi và tàn bạo nhưng ông có những chính sách quản lý nghiêm khắc. Để củng cố quyền lực của triều đình, vị hoàng đế này còn thông qua những hình phạt nhằm trừng trị một số thần tử và tướng lĩnh khác có tư tưởng phản loạn. Ông đã thành lập Cẩm y vệ là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, xử phạt và quy định cả các hình phạt.
Sau này, nhà Minh còn có thêm 2 cơ quan là Đông xưởng và Tây xưởng. Cẩm y vệ sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp và tuyệt đối trung thành với Chu Nguyên Chương. Đội quân này có quyền giết những kẻ có ý định nổi loạn.
Mặc dù gặp phải sự phản đối của người dân và quân thần trong triều nhưng Chu Nguyên Chương vẫn nhất quyết duy trì hoạt động của Cẩm y vệ. Cơ quan này đóng vai trò quan trọng giúp Chu Nguyên Chương duy trì quyền lực của mình. Ông còn không ngừng nghĩ ra các hình phạt vô cùng tàn bạo để ngăn chặn những kẻ có tư tưởng phản loạn.
Hình phạt tàn bạo của Chu Nguyên Chương
Không những vậy, hoàng đế Chu Nguyên Chương còn đích thân nghiên cứu và sáng chế những hình phạt mới hết sức tàn bạo, dã man. Để cho Cẩm y vệ có thể dùng tra tấn các tội phạm. Dặc biệt trong đó có một hình thức tra tấn chuyên dùng với nữ tù nhân. Dụng cụ tra tấn chỉ cần một chiếc lược sắt và một chậu nước, hình phạt sau này có tên là "Sơ tẩy chi hình".
Hình phạt này tuy dùng những dụng cụ rất đơn giản thế nhưng thực tế nó là nỗi ám ảnh của các tù nhân nữ. Các bước thực hiện hình phạt này đầu tiên là sẽ lột hết quần áo của các nữ tù nhân. Sau đó sẽ dùng nước nóng trong chậu dội lên lưng họ, rồi cuối cùng sẽ dùng chiếc lược sắt cứ thế mà chải vào da thịt của họ. Việc thực hiện hình phạt trên thực sự là quá dã man, tàn ác.
Hình phạt này thực sự là quá tàn ác, dã man. Chưa cần nói đến nỗi đau về thể xác, khi bị lột bỏ quần áo đã khiến những nữ tù nhân không thể chịu đựng nổi. Bởi trong xã hội xưa, phụ nữ rất đề cao nhân phẩm và coi trọng trinh tiết. Việc bị tra tấn như vậy khiến họ đã mất đi sự tự tôn cuối cùng.
Đó là chưa kể hình phạt này dội nước sôi rồi dùng lược sắt chải khoét vào da thịt, đau đớn đến tận xương tủy. Có những tù nhân không chịu được mà chết ngay tại chỗ vì quá đau đớn. Với một hình phạt hết sức ác độc, tàn bạo như thế này, dù cho phạm nhân có ý chí mạnh mẽ như thế nào cũng có thể bị ngã gục vì đau đớn.
Ngoài hình thức tra tấn này, Cẩm y vệ thời đó còn có 18 hình thức tra tấn khác như kẹp đầu ngón tay, kéo lưỡi, cắt xương sống, chặt ngón tay,... Những hình phạt này đều quá dã man, hơn nữa còn vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Vì vậy, vào các triều đại sau này, do bị các quan thần và người dân kiên quyết phản đối, cùng tư tưởng Nho giáo phát triển mà các hình phạt này đã bị loại bỏ.
Ra lệnh bồi táng các phi tần, con gái 3 tuổi nói 1 câu: Chu Nguyên Chương lập tức thay đổi