Chồng ngăn cấm vợ về ngoại ăn Tết sẽ bị phạt đến 10 triệu đồng

Chia sẻ Facebook
06/01/2023 21:38:38

Theo nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, phòng, chống bạo lực gia đình. Người có hành vi cấm cản vô cớ đối với thành viên trong gia đình sẽ phải chịu mức chế tài thích đáng.

Việc người phụ nữ sau khi kết hôn có nhu cầu về nhà cha mẹ ruột để thăm hỏi, đoàn tụ vào các dịp lễ, Tết, hay góp mặt trong những buổi tiệc quan trọng của gia đình là điều hết sức bình thường và hợp lý. Vì thế nếu người chồng nào có hành vi cấm cản, đe dọa, không cho vợ về nhà ruột gặp gỡ người thân, bạn bè nhằm mục đích cô lập, gây áp lực tâm lý với vợ thì có thể bị phạt hành chính.

Nhu cầu đoàn viên bên gia đình ruột là hết sức bình thường và hợp lý. Ảnh minh họa: giadinhhanhphuc

Thông tin từ An Ninh Thủ Đô, mới đây, câu chuyện về một người phụ nữ bị chồng cấm cản về nhà ngoại ăn Tết đã được bàn tán rộng rãi trên mạng xã hội. Theo đó, dù đã lấy chồng 5 năm nhưng người phụ nữ này chưa bao giờ được đón Tết tại nhà bố mẹ đẻ vì bị chồng cấm cản. Cô cảm thấy buồn bả, tủi thân và bức xúc, liệu có chế tài nào xử phạt đối với hành vi này của chồng mình hay không?

Chị N.T.H ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội bày tỏ sự bức xúc trước hành vi vô lý của chồng. Ảnh minh họa: genvita

Trên An Ninh Thủ Đô, Luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, Khoản 1 Điều 55 theo nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với người có hành vi sau: Cấm thành viên trong gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên trong nhà gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực về mặt tâm lý lên thành viên đó.

Luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn Luật sư Hà Nội chia sẻ về những quy định trong nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ảnh: luatsuhanoi

Người có hành vi cấm cản, đe doạ người thân một cách vô cớ, vô lý sẽ bị phạt hành chính thích đáng. Ảnh: anninhthudo

Ngoài các hành vi được kể trên, cũng theo Nghị định 144/2021, các mức phạt liên quan đến các hành vi bạo lực gia đình khác cũng tăng mạnh, thậm chí tăng gấp nhiều lần so với những mức phạt đã quy định. Cụ thể, đối với hành vi đánh đập gây thương tích các thành viên trong gia đình (trước đây chỉ phạt 1 - 1,5 triệu đồng theo Điều 49 Nghị định 167/2013) và những hành vi như lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (trước đây mức phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng theo Điều 51 Nghị định 167/2013) thì hiện tại mức phạt đều đã tăng từ 5 - 10 triệu đồng.

Số tiền phạt sẽ tuỳ vào mức hành vi vi phạm theo các điều luật. Ảnh minh họa: luatsuvietnam

Những ngôi sao giàu “nứt đố đổ vách” nhưng vẫn theo đuổi chính sách tiết kiệm

Thậm chí con số này có thể tăng từ 10 - 20 triệu đồng đối với người có hành vi sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật khác gây thương tích cho thành viên gia đình. Hoặc không đưa nạn nhân đi cấp cứu trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hay không có thái độ chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình (trừ trường hợp nạn nhân từ chối).

Hành vi ra tay với người thân trong gia đình là phạm pháp. Ảnh minh họa: Thanh niên

Chế tài này được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi của mọi công dân trong xã hội. Ảnh minh họa: doisongphapluat

Ngoài ra, với các hành vi đối xử tồi tệ với thành viên trong gia đình như bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân hay không chăm sóc, bỏ mặc thành viên là phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ… (Trước đây những hành vi này mức phạt chỉ 1,5 - 2 triệu đồng theo Điều 49, 50 Nghị định 167/2013). Bên cạnh đó, cá nhân nào không cho phép thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc hay cấm đoán tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Ai cũng xứng đáng được yêu thương, nâng niu và tôn trọng trong cuộc sống. Ảnh minh họa: giadinhviet

Đây được xem là những chính sách chế tài phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi, quyền công bằng, bình đẳng, hợp pháp của mọi công dân trong xã hội. Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này? Chia sẻ ngay với Bestie nhé!


Đọc thêm bài viết hay tại Bestie !

ĐỂ TỰ DO TỰ TẠI VÀ HẠNH PHÚC, CON GÁI ĐỪNG KEO KIỆT VỚI BẢN THÂN MÌNH

Có thể với mỗi người, quy chuẩn của hạnh phúc sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung ở một người phụ nữ, hạnh phúc là khi bạn có thể nở một nụ cười thực sự. Sau đây hãy cùng tham khảo các cách để có được hạnh phúc và sự tự do trong cuộc sống nhé!

Thứ nhất, phải biết làm đẹp. Không cần bạn phải sành điệu, cũng không cần bạn phải có gu thời trang cá tính, chỉ cần bạn chú ý đến vẻ bề ngoài của mình để lúc nào cũng chỉn chu, sạch sẽ, gọn gàng. Thứ hai, đừng cuống quýt tìm người yêu. Những gì đến tự nhiên sẽ là những gì đẹp đẽ và đáng nhớ nhất. Đừng vì cô đơn mà sẵn sàng nắm lấy tay bất cứ người con trai nào. Như vậy sẽ không công bằng cho cả hai.

Chia sẻ Facebook