Chồng làm điều này mỗi ngày, vợ "gánh" ung thư phổi
Người chồng thường xuyên làm một việc tai hại dẫn đến căn bệnh ung thư phổi của vợ.
Mới đây, cô Dương, một phụ nữ ở Hà Nam, Trung Quốc, bất ngờ phát hiện bị ung thư phổi khi đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, khi hỏi về chế độ ăn uống, sinh hoạt, bác sĩ lại cảm thấy vô cùng khó hiểu vì nữ bệnh nhân ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, không làm việc trong môi trường độc hại, không có yếu tố gì khiến cô có thể bị ung thư phổi.
Nhưng tìm hiểu kỹ hơn, bác sĩ được biết chồng của của cô Dương hút thuốc lá lâu năm. Chồng của cô cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy ở phổi cách đây vài năm, hiện tại đến cô.
Như vậy, cả hai người đều bị ung thư phổi, trong đó nguyên nhân khiến cô Dương bị ung thư phổi đến từ chính chồng cô. Tuy không hút thuốc trực tiếp nhưng cô lại hít phải khói thuốc của chồng liên tục, dẫn đến hút thuốc thụ động, kết quả cũng bị ung thư.
Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe là điều ai cũng biết và đã được khoa học chứng minh từ lâu. Vào giữa thập niên 1980, chúng ta còn biết thêm rằng việc hút thuốc thụ động (do hít phải khói từ người hút thuốc) cũng gây tác hại rất lớn, thậm chí lớn hơn hút chủ động.
Tưởng chỉ có vậy, thế nhưng hóa ra việc hút thuốc thụ động còn một dạng khác nữa. Thế giới gọi đó là third-hand smoke (THS - tạm dịch: khói lần 3), nhằm ám chỉ dư lượng khói thuốc còn bám trên những đồ xung quanh: Rèm cửa, thảm, nội thất, quần áo...
Một người không hút thuốc nhưng hít thở khói thuốc của người khác thì có thể tăng nguy cơ ung thư phổi. Ảnh minh họa.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dư lượng khói ấy hoàn toàn có thể tiếp tục làm hại con người. Theo đó, kể cả khi khói thuốc đã tan, lượng hóa chất còn tồn đọng - như nitrosamine - sẽ tiếp tục là một vấn đề nan giải. Nếu như được tích tụ qua thời gian, chúng hoàn toàn có thể gây ra một loại ung thư hoàn toàn mới.
Trang thông tin về thuốc lá của chính phủ Canada ghi rõ: trong lá thuốc lá chỉ có khoảng 2500 chất, nhưng trải qua quá trình đốt chúng chuyển hóa thành 4000 chất. Theo trang web của Hội ung thư Hoa Kỳ (ACS) thì trong 4000 chất trên có tới 70 chất có thể gây ra ung thư.
Một số chất gây ung thư tiêu biểu bao gồm CO, HCN, Formaldehyde, chì, arsen, benzen… Bạn có thể nhận ra những chất này trong các hóa chất ở thuốc tẩy rửa, diệt sâu bọ hoặc ướp xác. Khi chúng ta hút thuốc, chúng ta đã hít phần lớn các chất này vào theo khói thuốc, và không chỉ người hút thuốc mà những người xung quanh, khi hít phải khói thuốc, cũng phải chịu ảnh hưởng tương tự.
Khói thuốc, bao gồm các chất nói trên, khi bị hít vào sẽ tích tụ qua thời gian thành chất rắn trong đường hô hấp là hắc ín hay nhựa thuốc lá. Hắc ín có đặc điểm là dính và nhầy, khi phủ lên lớp lông mao của phổi sẽ làm giảm chức năng của lông mao (đẩy các dịch nhầy ra ngoài). Như vậy không chỉ dịch nhầy từ khói thuốc, mà các chất có hại khác cũng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người hút thuốc qua đường hô hấp. Do đó, nếu muốn bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình, nhất định phải bỏ thuốc lá.
Có thể thấy, hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ung thư phổi, tuy nhiên cũng có một số nguyên nhân khác gây ung thư phổi không thể bỏ qua. Đáng nói, các nguyên nhân đó lại cực kỳ quen thuộc, chúng ta tiếp xúc với chúng hàng ngày mà không hề hay biết.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí có gây ra ung thư phổi, điều này đã được xác nhận trong một báo cáo nghiên cứu công bố tại Hội nghị Thế giới về Ung thư Phổi (WCLC) được tổ chức vào tháng 9/2018. Nếu bạn sống trong khu công nghiệp hoặc xung quanh con đường tắc nghẽn trong thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi.
Tiếp xúc với khí radon
Radon là một loại khí phóng xạ. Dữ liệu cho thấy 20% trường hợp ung thư phổi trên toàn thế giới có liên quan đến radon, chẳng hạn như nó xuất phát từ bê tông, xi măng và đá granit bị ô nhiễm.
Tiếp xúc với Amiăng
Những người làm việc với amiăng có nguy cơ tử vong vì ung thư phổi cao gấp nhiều lần. Tuy nhiên, hiện chưa biết một cách rõ ràng rằng, tiếp xúc với amiăng với mức độ thấp hoặc ngắn hạn thì có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi hay không.
Những người tiếp xúc với một lượng lớn amiăng cũng có nguy cơ phát triển u trung biểu mô, một loại ung thư bắt đầu ở màng phổi (lớp niêm mạc bao quanh phổi).
Trong những năm gần đây, các quy định của chính phủ đã làm giảm đáng kể việc sử dụng amiăng trong sản phẩm thương mại và công nghiệp. Tuy nhiên nó vẫn hiện diện trong nhiều ngôi nhà và trong các tòa nhà cũ xuống cấp, phá hủy hoặc cải tạo, nó thường không bị coi là có hại nếu như không được phát tán vào không khí.
Dùng thực phẩm chức năng
Hai nghiên cứu lớn đã phát hiện ra rằng những người hút thuốc đã bổ sung beta carotene trong thực phẩm chức năng thực sự làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy rằng những người hút thuốc nên tránh dùng các thực phẩm chức năng có chứa beta carotene.
Tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư tại nơi làm việc
Các chất gây ung thư khác được tìm thấy ở một số nơi làm việc có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm: Quặng phóng xạ như uranium; hóa chất hít vào qua đường hô hấp như asen, berili, cadimi, silica, vinyl clorua, niken hợp chất, hợp chất crom, sản phẩm than đá, khí mù tạt... Vì vậy khi làm việc xung quanh những tác nhân này, hãy cẩn thận và hạn chế sự tiếp xúc ít nhất có thể.
Minh Hoa (t/h)