Chọn 12 triệu đồng/tháng làm văn phòng hay kiếm được 60 triệu/tháng nhờ bán gà rán?

Chia sẻ Facebook
14/04/2022 11:34:26

Bỏ qua sĩ diện, biết đâu thu nhập sẽ tăng lên bất ngờ?

Liệu bạn có thường xuyên nghe được những tin tức như này:

Anh A chị B nào đó lên thành phố mở quán ven đường, một ngày kiếm được bằng nhân viên công sở kiếm cả tháng;

Bạn học nào đó bán cá viên sủi cảo, nỗ lực 1 năm là mua được một căn chung cư;

Người họ hàng nào đó bán bánh kếp trứng từ sáng sớm tới tối muộn, tuổi còn trẻ măng mà đã tự do tài chính…

Họ khiến nhiều người phải thở dài: Chúng tôi, những người ngồi văn phòng cầm những đồng lương cố định mỗi tháng còn không bằng những người bán hàng rong dựng sạp!

Cứ như vậy, một bộ phận người ôm giấc mộng giàu có, sẵn sàng bỏ cái sĩ diện xuống, ban ngày đi làm, ban đêm dựng sạp ở chợ đêm ... Nhưng ít người thực sự kiên trì được tới cùng.

Bởi lẽ đồng tiền ấy, không dễ kiếm như tưởng tượng.

Cách đây không lâu, trên mạng có một câu hỏi thu hút được rất nhiều lượt quan tâm và bình luận: đi làm văn phòng lương 10 triệu và bán gà rán một tháng kiếm 30 triệu, bạn sẽ chọn cái nào?

Có lẽ bạn sẽ cho rằng số người lựa chọn vế sau sẽ rất nhiều, còn những người chọn vế trước, phần nhiều có lẽ vì sĩ diện.

Nhưng trên thực tế, không có mấy bình luận lựa chọn đi "bán gà rán".

Bởi lẽ tổng kết lại, công việc bán hàng này không hề đơn giản, từ tiền vốn, môi trường làm việc, thời gian làm việc và cả áp lực tinh thần, tất cả đều không hề nhỏ. Có thể đó không phải là công việc nặng nhọc về thể chất, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại công việc như vậy mỗi ngày, có lẽ không phải ai cũng thực sự đủ kiên trì.

Vì vậy, có những người tốt nghiệp đại học không muốn đi bán gà rán, nó không phải là vì công việc đó không đủ thể diện hay gì, mà bởi lẽ, việc điều hành một cửa hàng gà rán cũng chẳng phải là một công việc đơn giản, nó đòi hỏi một sự nhẫn nại cả về thể chất và tinh thần rất cao.

Trên mạng có một cuộc đối thoại như này:


Mẹ: Con trai, rảnh không con?


Con: Con rảnh nè mẹ.

Mẹ: Sau này mẹ già rồi, giả sử lúc mẹ đi lại không tiện, con dâu không muốn chăm sóc, có hiếu với mẹ, thế thì phải làm sao?


Con: Mẹ, mẹ nói gì vậy. Mẹ cứ yên tâm, con nhất định sẽ chăm sóc mẹ! Còn con dâu mẹ có muốn chăm mẹ không, cái này thì con không quản được rồi.


Mẹ: Con không quản được, thế ai quản được?


Con: Cái này thì phải xem mẹ đấy.


Mẹ: Mẹ làm sao mà quản được cái vấn đề đấy.

Để con lấy ví dụ cho mẹ nhé. Giả sử mẹ đến ngân hàng làm một cái thẻ, nhưng chưa từng tiết kiệm trong đó, vài năm sau mẹ muốn tới ngân hàng rút tiền về tiêu, mẹ nói xem ngân hàng có đưa cho mẹ không?

Mẹ không tiết kiệm thì lấy đâu ra tiền, ngân hàng tất nhiên sẽ không đưa cho mẹ rồi.

Vậy thì đúng rồi. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng giống như cái thẻ ngân hàng đó, khi con dâu cần nhờ mẹ chăm sóc, mẹ không chịu, ngày nào đó mẹ cần người chăm sóc, mẹ làm sao có thể yêu cầu cô ấy phải làm thế?

Đó vốn là trách nhiệm của con dâu không phải ư, chữ Hiếu lúc nào cũng phải đặt lên hàng đầu, cái này các con nên hiểu chứ?

Trên đời này không có chữ "Hiếu" mà không có lý do, cũng giống như việc không có tình yêu nào là không có lý do cả. Cô ấy yêu con cái, đó là vì chúng do cô ấy sinh ra, cô ấy yêu con là vì con cũng yêu cô ấy. Nhưng cô ấy vốn đâu có nợ mẹ điều gì, con người ta không thể nào toàn tâm toàn ý hiếu thảo với một người đối xử với mình không tốt cả mẹ ạ.

Ranh con, chỉ có dẻo mồm. Những điều con nói cũng rất có lý, mẹ hiểu rồi!


Cuộc đối thoại này nói với chúng ta một đạo lý rất đơn giản: Trên đời này vốn không bao giờ có bữa trưa nào là miễn phí cả, cũng chẳng có thứ hạnh phúc nào tự nhiên ấp tới mà không cần vun đắp.

Ngay cả khi ai đó cho bạn bữa trưa miễn phí và không yêu cầu nhận lại điều gì từ bạn, bạn cũng đã phải bỏ ra thời gian cho bữa trưa đó, và thời gian cũng là một chi phí cơ hội.

Nó có nghĩa là một bữa cơm trưa vẫn có phí, nó không hề miễn phí.

Rất nhiều người chỉ thấy được cái lợi nhuận từ những cái gọi là "bán gà rán" hay "bán quán vỉa hè" mà không nghiêm túc nhìn nhận những vất vả đằng sau công việc đó, để rồi đâm đầu vào vì cho rằng kiếm được tiền, sau cùng, ngậm ngùi bỏ cuộc một cách chóng vánh.

Suy cho cùng, làm gì cũng phải có kiến ​​thức, mở quầy hàng rong cũng có những yêu cầu hiểu biết căn bản, chưa tìm hiểu được nhu cầu thị trường, chưa tìm được kênh nhập hàng tốt nhất, chưa đủ kiên trì thức khuya dậy sớm, bạn sẽ không thể chịu được áp lực cạnh tranh trong ngành, để rồi sớm nói lời tạm biệt mà thôi.

Thực ra, thay vì chạy theo xu hướng hay nhìn vào những cái phù phiếm, con đường lập nghiệp tốt nhất, chính là con đường mà chúng ta giỏi đi.

Vậy thì, làm sao để tìm được công việc thích hợp nhất với mình?

Một nhà lập kế hoạch nghề nghiệp đã đề xuất một một khái niệm gọi là "Cỏ ba lá nghề nghiệp", đây là một mô hình "chẩn đoán" nghề nghiệp, giao điểm của ba nhân tố "sở thích, năng lực, giá trị" chính là nghề nghiệp lý tưởng và công thức được viết như sau:


Sự nghiệp lý tưởng = sở thích + năng lực + giá trị

Trong đó:


Sở thích: để chúng ta tiếp tục khám phá những điều mới, đưa những trải nghiệm vui chơi và hạnh phúc vào cuộc sống.


Năng lực: cho phép chúng ta củng cố nỗ lực của mình, kiểm soát công việc và cuộc sống, đồng thời đạt được thành công.


Giá trị quan: cho phép chúng ta hình thành chủ kiến, tập trung vào lĩnh vực mà mình yêu thích, cự tuyệt cám dỗ và đạt được sự hài lòng.

Có nghĩa là bạn có thể tự hỏi mình: Bạn có thấy chán không? Lo lắng không? Thất vọng không?

Hoặc hỏi ngược lại mình, bạn có vui vẻ không? Có cảm thấy mình đang kiểm soát được cuộc đời mình không? Hài lòng không?

Sau khi đã tự phân loại theo từng khía cạnh, nhìn chung bạn sẽ biết liệu công việc có phù hợp với mình hay không.

Thế giới này rất công bằng, thu nhập cao chủ yếu tập trung vào các ngành có rủi ro cao và không chắc chắn, chẳng hạn như kinh doanh.

Còn thu nhập thấp phổ biến hơn trong các ngành có rủi ro thấp và ổn định, chẳng hạn như công chức.

Những người kiếm được nhiều tiền, hoặc là họ gặp được vận may lớn, hoặc là họ có một cái đầu nhanh nhẹn, hoặc họ đã tích lũy đủ tài nguyên.

Và những người giàu có và vô cùng giàu có, về cơ bản đều là cùng một nhóm người.

Vì vậy, đừng ghen tị với bất cứ ai, bạn nhẫn nại tới đâu, có thể đảm nhận được rủi to lớn tới đâu, hãy sống cuộc sống như vậy.

Những người có trình độ học vấn cao không nhất thiết phải cố gắng để chen chân vào các ngành R&D hay tài chính, bạn có thể bỏ qua sĩ diện của mình và thử sức với những ngành mà bạn thực sự tài năng và yêu thích.

Những người có học vấn không cao cũng đừng quá tin vào những lời đồn kiểu như "việc nhẹ lương cao", "giàu có sau một đêm" trên mạng xã hội…

Trên đời này không có "đường tắt" nào chỉ bạn nhìn thấy mà người khác không biết, thứ đáng tin cậy nhất là tìm được công việc phù hợp với năng lực của bản thân.

Chia sẻ Facebook