Cho thôi việc cô giáo giật tóc học sinh ở Thái Nguyên: Bài học đắt giá trong ứng xử tại trường học

Chia sẻ Facebook
06/05/2022 20:10:38

Những ngày qua, trên mạng xã hội Facebook lan truyền thông tin, hình ảnh phản ánh việc một học sinh bị giáo viên giật tóc, phải nhập viện điều trị.

Theo thông tin trên mạng xã hội, em Phạm Văn H. (học sinh lớp 8C, Trường THCS Thành Công, Phổ Yên, Thái Nguyên) bị cô giáo Đặng Thị Mỹ T. giật tóc khiến em bị chấn thương vùng đầu, phải nhập viện điều trị.

Thông tin vụ việc này được chia sẻ rộng rãi, gây ra làn sóng bất bình trong dư luận. Nhiều người cho rằng giáo viên không được phép giật tóc học sinh vì đây là hành vi xâm phạm thân thể học sinh, đồng thời cũng là biểu hiện của việc làm trái bộ quy tắc ứng xử văn hóa tại trường học.

Liên quan đến sự việc này, cô giáo Phạm Thị Thu Nga - Hiệu trưởng Trường THCS Thành Công xác nhận có sự việc cô giáo giật tóc học sinh xảy ra tại trường.

Cụ thể, trong giờ Toán (tiết 3) ngày 14/4, em H. không học bài, không làm bài tập, tự do đi lại gây mất trật tự, ảnh hưởng đến lớp học. Giáo viên Đặng Thị Mỹ T. đã nhắc nhở nhưng em H. không nghe. Trong lúc nóng giận, do không kiềm chế được nên cô T. đã giật tóc em H.

Đến ngày 1/5, nhà trường nhận được thông tin từ mẹ em H. phản ánh, em H. bị tụ máu dưới da đầu, phải nhập viện điều trị tại Trung tâm Y tế TP. Phổ Yên từ ngày 25/4. Sau đó 3 ngày (ngày 28/4), em H. được chuyển đến Bệnh viện Quân y 91 để điều trị.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Ban Giám hiệu Nhà trường đã đến động viên, thăm hỏi sức khỏe em H.; đồng thời yêu cầu giáo viên Đặng Thị Mỹ T. viết bản tường trình sự việc. Trong bản tường trình, cô T. nhận lỗi với gia đình em H. và nhà trường về hành vi ứng xử không chuẩn mực của mình.

Tuy nhiên, cô T. cũng bày tỏ băn khoăn là cô giật tóc em H. ngày 14/4 nhưng đến ngày 25/4 em H. mới phải nhập viện, liệu vết thương của em H. có phải do cô gây ra hay không.

Cũng theo Hiệu trưởng nhà trường, ngày 3/5, Ban Giám hiệu Trường THCS Thành Công nhận được thông tin từ một số học sinh phản ánh, em H. bị một học sinh Trường THCS Vạn Phái (xã Vạn Phái, TP. Phổ Yên) đánh bên ngoài trường học trước khi phải nhập viện. Nhà trường đã báo cáo sự việc này với Công an xã Thành Công để xác minh, làm rõ.

Trường THCS Thành Công

“Hiện nay, chưa có cơ sở để khẳng định vết thương của em H. là do cô T. gây ra hay do bị bạn đánh bên ngoài trường học. Tuy nhiên, xác định hành vi giật tóc học sinh trong giờ học của cô giáo Đặng Thị Mỹ T. là không đúng với quy tắc ứng xử của giáo viên nên Trường THCS Thành Công quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với cô Đặng Thị Mỹ T. từ ngày 3/5/2022”, Hiệu trưởng nhà trường nói.

Nói về sự việc này, thạc sĩ Hà Thái Hương - ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cho biết, hành động giáo viên giật tóc học sinh không chỉ ảnh hưởng chất lượng dạy và học mà còn để lại hệ quả tiêu cực đến môi trường học đường, giảm sút niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục.

Thạc sĩ Hà Thái Hương nói: “Với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT đã và đang tiếp tục chỉ đạo các nhà trường thực hiện hiệu quả các quy định của Bộ quy tắc ứng xử trong trường học; chú trọng giáo dục kỷ luật tích cực, kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau.

Bộ cũng đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các mô hình “Xây dựng mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học”, “Xây dựng trường học an toàn, thân thiện”; cung cấp cho học sinh các kỹ năng ứng xử văn hóa, tạo môi trường học tập lành mạnh, trang bị các kỹ năng ứng xử trên môi trường mạng cho học sinh.

Ngoài ra, việc nâng cao năng lực phẩm chất đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chú trọng vai trò nêu gương của cán bộ quản lý và thầy cô giáo về đạo đức, lối sống và hành vi ứng xử cũng có vai trò đặc biệt quan trọng.

Việc đảm bảo môi trường giáo dục thực sự an toàn, thân thiện không chỉ riêng ngành giáo dục mà còn cần sự chung tay của toàn xã hội cũng như sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các gia đình, nhà trường cùng ý thức của mỗi học sinh.

Tôi tin sự việc nêu trên là bài học đắt giá đối với giáo viên trong việc ứng xử, sử dụng các biện pháp giáo dục học sinh, không phải học sinh chưa ngoan là giáo viên được quyền giật tóc hay ảnh hưởng thân thể các em.

Sau sự việc này, tôi cũng mong mỗi bậc phụ huynh cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục con em mình thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của nhà trường khi đi học”.


Hoàng Thanh

Tin Cùng Chuyên Mục

Đắk Lắk: Đình chỉ học có thời hạn với 4 nữ sinh tham gia đánh nhau

icon 0

Cả 4 nữ sinh của Trường THPT Hùng Vương (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) đã bị đình chỉ học có thời hạn sau vụ đánh nhau xảy ra vào ngày 16/4.

Sau vụ 'học sinh ăn thức ăn từ thùng rác': Dạy trẻ cần sự mềm mỏng, sâu sắc!

icon 0

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau đề nghị cơ sở giáo dục tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục nhà giáo, cán bộ quản lý tuân thủ các quy định về đạo đức nhà giáo, quy tắc ứng xử sau vụ 'học sinh ăn thức ăn từ thùng rác'.

'Sản phẩm của giáo dục không chỉ là điểm số'

icon 0

Ngày 28/4, trên mạng xã hội xuất hiện clip một nhóm học sinh đánh hội đồng 2 học sinh khác tại khu vực ngoài cổng trường THPT Chu Văn Thịnh, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La).

Một năm có gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau, chuyên gia mách nước giảm thiểu bạo lực học đường

icon 0

Chiều nay (28/4), Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2021-2030”.

Vụ thầy giáo Đồng Nai tát học sinh: Đòn roi không bao giờ làm nên nhân cách học trò!icon0Theo thạc sĩ Hà Thái Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội 2) thì việc thầy giáo đánh học sinh với lý do nào cũng không thể chấp nhận được.

Văn hóa học đường giúp tạo ra môi trường dạy và học tích cực

icon 0

Văn hóa trường học lành mạnh, tích cực sẽ là yếu tố thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phòng ngừa các hành vi lệch chuẩn, tạo động lực cho cả người dạy và người học.

Những việc cần làm ngay sau vụ nữ sinh bị bạn đánh chấn thương não

icon 0

Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo Ban giám hiệu trường THPT Hương Trà xử lý nghiêm vụ nữ sinh bị hành hung để răn đe, giáo dục học sinh.

'Nhiều nạn nhân không biết mình đang chịu bạo lực học đường'

icon 0

Một nữ sinh tại thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế bị bạn học cùng trường dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu. Sự việc khiến nạn nhân bị chấn động não, sợ hãi không dám đến trường.

Điều gì khiến nữ sinh cũng giải quyết mâu thuẫn bằng 'nắm đấm'?

icon 0

Trong vòng 3 ngày qua, liên tiếp xuất hiện 2 clip học sinh đánh nhau trên mạng xã hội khiến nhiều người dấy lên lo ngại về văn hoá ứng xử của học sinh và nạn bạo lực học đường.

Nữ sinh Đà Nẵng bị đánh túi bụi trong trường học: Phải giải quyết tận gốc bạo lực học đường!icon0Mới đây, một đoạn clip nữ sinh đánh bạn được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao bàn tán.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook