Chính phủ Việt Nam dự kiến vay gần 645.000 tỷ đồng vào năm 2023

Chia sẻ Facebook
20/10/2022 14:40:55

Theo báo cáo nợ công, Chính phủ cho biết dự kiến năm 2023, tổng số nợ vay của Việt Nam sẽ tăng lên gần 645.000 tỷ đồng (khoảng 26,3 tỷ USD).

Theo báo cáo tình hình nợ công, Chính phủ Việt Nam cho biết số nợ vay năm 2022 đạt gần 620.000 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vay trong nước. Bên cạnh đó, dự kiến năm 2023, tổng số nợ vay của Chính phủ sẽ tăng lên gần 645.000 tỷ đồng.

Gần 32.000 tỷ đồng ‘bốc hơi’ từ những sai phạm tại các dự án đầu tư công

Nhổn – ga Hà Nội là một trong nhiều dự án đầu tư công lớn của Việt Nam đội vốn hàng nghìn tỷ đồng, trễ tiến độ dự kiến 14 năm. (Ảnh: hanoi.gov.vn)

Cụ thể, Chính phủ Việt Nam vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình nợ công năm 2022 và dự kiến năm 2023. Trong đó, số nợ vay năm 2022 đạt gần 620.000 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vay trong nước, chiếm tới 92% thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.

Bên cạnh đó, dự kiến năm 2023, tổng số nợ vay của Chính phủ sẽ tăng lên gần 645.000 tỷ đồng.

Năm nay, tổng số tiền trả nợ của Việt Nam ước khoảng 324.583 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 294.300 tỷ đồng, đạt khoảng 98% kế hoạch.

Chính phủ cho hay các chỉ tiêu an toàn nợ công tiếp tục trong giới hạn được Quốc hội phê chuẩn.

3 metro còn dang dở, đội vốn chục ngàn tỷ đồng, Hà Nội muốn làm tiếp metro Ngọc Hồi-Nội Bài

Cơ cấu nợ Chính phủ từ nợ trong nước tăng mạnh, chiếm 70%, chủ yếu là trái phiếu có kỳ hạn phát hành dài (trung bình khoảng 13,7 năm tính đến ngày 14/9).

Trong khi đó, nợ nước ngoài vẫn là vay ODA, vay ưu đãi dài hạn. Nợ được Chính phủ bảo lãnh tiếp tục xu hướng giảm, từ mức 8,8% GDP năm 2015 xuống còn khoảng 3,2% GDP năm 2022.

Tuy vậy, Chính phủ Việt Nam cho hay áp lực gia tăng khi lãi suất đồng USD tăng và đồng nội tệ giảm giá khiến ảnh hưởng đến các khoản nợ bằng USD.

Do vậy, Chính phủ dự kiến vay 644.515 tỷ đồng năm 2023 để bù đắp bội chi ngân sách trung ương là 430.500 tỷ đồng; vay để trả nợ gốc 190.515 tỷ đồng; vay về cho vay lại 23.500 tỷ đồng, từ các nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ, vay ODA, vốn ưu đãi nước ngoài, v.v…

Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2023 khoảng 293.405 tỷ đồng, trong đó trả nợ gốc khoảng 190.515 tỷ đồng và trả nợ lãi khoảng 102.890 tỷ đồng.

Về lãi suất trong nước, các ngân hàng đang bắt đầu “cuộc đua” khi liên tục xuất hiện những mốc lãi suất vượt hơn 8%/năm với kỳ hạn trên từ 12-36 tháng.

Tại ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), đối với hình thức gửi tiền trực tuyến (online), người gửi tiền nhận mức lãi suất dao động từ 7,95% (6 tháng) – 8,9% (36 tháng). Còn với kỳ hạn từ 7 tháng trở lên, SCB đã đồng loạt nâng lãi suất lên trên 8%/năm.

Cùng hình thức gửi trực tuyến, ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank) niêm yết lãi suất 8%/năm ở kỳ hạn 36 tháng, còn từ 6 tháng – 24 tháng sẽ có mức lãi suất dao động 7% – 7,9%/năm.


Tuấn Minh

Tỷ giá trần USD vọt lên gần ngưỡng 25.000 đồng với biên độ mới 5%

Với biên độ lên 5% và việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đẩy tỷ giá trung tâm lên mức 23.637 đồng đã khiến tỷ giá trần USD đạt mốc 24.818 đồng.

Chia sẻ Facebook