Chính phủ phải làm gì để có thể ‘lên mây’?

Chia sẻ Facebook
31/07/2022 07:35:05

Việc chuyển dịch lên điện toán đám mây là một thách thức không nhỏ với các chính phủ, xét tới hệ thống công nghệ thông tin đồ sộ và hạn chế về bảo mật, ngân sách, tổ chức.

Điện toán đám mây là mô hình trong đó người dùng mua nguồn lực công nghệ thông tin (CNTT) dưới dạng dịch vụ, dùng đến đâu trả tiền tới đó. Những năm gần đây, xu hướng này nhận được sự quan tâm của cả khu vực công và tư nhân. Giống như các tiện ích như điện, nước, đám mây cho phép người dùng tiếp cận nguồn lực từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, theo dõi lượng sử dụng và mở rộng công suất mà không cần đầu tư số tiền lớn vào phần cứng hay phần mềm. Nhờ vậy, đám mây nâng cao hiệu quả CNTT, tiết kiệm được khoảng 20-30% ngân sách.

Chính phủ khắp thế giới đã nhận ra lợi ích tiềm tàng của đám mây trong chuyển đổi cách đầu tư, triển khai và tiếp cận nguồn lực CNTT. Chính sách “Cloud First” của Mỹ yêu cầu tất cả các cơ quan liên bang tích hợp ít nhất 3 dịch vụ lên đám mây. Chiến lược điện toán đám mây liên bang do Nhà Trắng ban hành năm 2011 ước tính 20 tỷ USD, tương đương 1/4 chi tiêu CNTT cả nước – có thể phân bổ lại cho các giải pháp điện toán đám mây. Tại châu Âu, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu tuyên bố khu vực này phải chủ động với đám mây, không dừng lại ở mức độ “thân thiện”. Khu vực công châu Á cũng ngày càng đón nhận điện toán đám mây. Chẳng hạn, Ấn Độ tìm cách dùng công nghệ này để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

Với các chiến lược đã vạch ra, cơ quan chính phủ phải lựa chọn đưa thành phần nào lên đám mây và trong mỗi trường hợp, lại phải xác định dịch vụ đám mây và mô hình triển khai phù hợp. Họ cũng phải tạo ra quy trình ngân sách linh hoạt hơn, hỗ trợ các danh mục đầu tư liên quan đến đám mây, đồng thời phải có tư duy mới để nhận ra đầy đủ lợi ích của điện toán đám mây.


Lựa chọn mô hình dịch vụ

Đối mặt với hệ thống CNTT hiện tại và cân nhắc nên chuyển công việc nào lên đám mây, lựa chọn mô hình nào, nhiều Giám đốc CNTT (CIO) tự hỏi nên bắt đầu từ đâu. Không có câu trả lời chính xác cho tất cả mọi người. Mô hình dịch vụ phù hợp dựa vào từng yêu cầu cụ thể của mỗi công việc (workload) bên trong tổ chức, chẳng hạn quản trị tài chính hay quản trị nhân lực.

Thay vì xem xét chi tiết hàng ngàn đầu việc trong danh mục, một tổ chức nên gom chúng thành 30 đến 50 nhóm khác nhau. Chẳng hạn, cộng tác và nhắn tin là một workload bao gồm toàn bộ chức năng liên quan tới email, lịch, nhắn tin, không gian làm việc chung. Bước tiếp theo là đánh giá hiệu suất của giải pháp hiện tại của mỗi workload, nó có đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai hay không. Ví dụ, giải pháp có hoạt động ổn định hàng ngày không, có dễ thay đổi trước các yêu cầu mới không, có thể mở rộng nhah chóng để giải quyết nhu cầu tăng bất thường không, người dùng cuối có thỏa mãn không? Những workload đạt điểm số thấp là những ứng viên phù hợp nhất để chuyển dịch lên mây.

Sau đó, tổ chức phải xác định mô hình dịch vụ phù hợp cho mỗi workload: IaaS, PaaS hay SaaS. Nếu tổ chức ưu tiên tốc độ triển khai và sự linh hoạt hơn khả năng tùy biến, họ nên chọn SaaS (thuê dịch vụ phần mềm). Với những việc không thể chuyển sang SaaS, tổ chức có thể nhìn sang PaaS (thuê nền tảng) hoặc IaaS (thuê hạ tầng hoàn chỉnh).


Lựa chọn cách thức triển khai

Một khi chọn được mô hình phù hợp, tổ chức phải xác định cách triển khai đúng đắn cho mỗi workload (đám mây công cộng, riêng tư, kết hợp). việc triển khai về cơ bản dựa trên các yêu cầu liên quan tới bảo mật CNTT và khả năng quản lý. Các nhà phân tích cho rằng những lo ngại liên quan đến hai yếu tố này là tác nhân chính dẫn đến chần chừ ứng dụng đám mây, ngay cả khi có chỉ thị phải chuyển sang đám mây.

Đám mây riêng tư (private) do một tổ chức duy nhất vận hành. Chúng có thể được bản thân tổ chức hay do bên thứ ba quản lý. Đám mây công cộng (public) mở cho toàn bộ công chúng hay một tổ chức công nghiệp lớn, được sở hữu và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Đám mây kết hợp (hybrid) lai giữa hai mô hình triển khai phía trước. Một loại nữa là đám mây cộng đồng (community), bao gồm hạ tầng được chia sẻ giữa vài tổ chức và hỗ trợ một nhóm người dùng cụ thể. Chúng có thể do tổ chức hay bên thứ ba quản lý.

Thực tế, trong nhiều trường hợp, một đám mây riêng tư sẽ an toàn hơn và dễ quản lý hơn hệ thống CNTT khu vực công hiện tại vì các tổ chức có thể phát triển các tính năng quản lý và bảo mật ngay từ đầu, thay vì bổ sung chúng vào hệ thống có sẵn.


Linh hoạt trong ngân sách và tài trợ

Các cơ quan nhà nước phải đưa ra lựa chọn về chiến lược điện toán đám mây dù phải đối mặt với các chu kỳ rót vốn và ngân sách cứng nhắc. Những người ra quyết định phải bảo toàn các khoản tài trợ trước nhiều năm, hạn chế khả năng bị chuyển hướng sang các kế hoạch khác. Trong trường hợp ngân sách chỉ định cho các dự án cá nhân hơn là tổ chức hay phòng ban, rất khó để đầu tư vào các nền tảng hay kiến trúc CNTT mới để giảm chi phí hoạt động cho các dự án tương lai.

Trong mỗi kế hoạch ứng dụng đám mây, mỗi tổ chức phải tìm ra những cách sáng tạo để xử lý những hạn chế về ngân sách hiện tại. Chẳng hạn, yêu cầu xin vốn để triển khai CNTT quy mô lớn có thể bao gồm chi phí thi hành một đám mây riêng tư cũng như chi phí của các dự án nhỏ hơn sẽ tận dụng được lợi thế của đám mây. Các tổ chức có thể cân nhắc làm việc với các nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ CNTT về vấn đề tài trợ, giúp giảm chi phí cần thiết để chuyển dịch vụ công lên đám mây.

Việc chuyển lên đám mây cần sự đồng thuận cao bên trong chính phủ và hợp tác chặt chẽ giữa các CIO, lãnh đạo tài chính và nhà sản xuất CNTT. CIO khu vực công nên tận dụng cơ hội để làm mới quan hệ với đối tác sản xuất, theo đuổi các thỏa thuận với những nhà cung ứng mới để hỗ trợ mô hình đám mây. Trong khi đó, các cơ quan phụ trách ngân sách nên phối hợp và điều phối việc chuyển đổi sang đám mây, thu thập những yêu cầu, nhu cầu từ các cơ quan chức năng và làm việc với nhà sản xuất CNTT để dẫn dắt việc phát triển các giải pháp.


Tư duy mới để đón nhận đám mây

Xét về khía cạnh kỹ thuật khi chuyển dịch từ CNTT truyền thống sang đám mây, nhân viên CNTT không cần phải mua sắm phần cứng, phần mềm hay lắp đặt, cấu hình, thử nghiệm hệ điều hành, ứng dụng nữa. Thay vào đó, họ chỉ cần lựa chọn cấu hình phù hợp nhát từ danh sách dịch vụ. Vì vậy, những kỹ năng như cấu hình phần mềm, quản trị hệ thống CNTT không còn được ưu tiên bằng các kỹ năng quản trị hợp động, quản trị hiệu suất…

Chuyển dịch lên đám mây không chỉ cần đến những kỹ năng mới mà còn mở ra một cách thức quản trị, triển khai nhân viên CNTT mới và quy trình mới khi vận hành. Điện toán đám mây tập trung vào tận dụng dịch vụ CNTT. Thay đổi tư duy và hành vi từ nhấn mạnh sở hữu tài sản sang nhấn mạnh tối ưu hóa dịch vụ không phải chuyện nhỏ và cần đến cách tiếp cận có tính hệ thống, bao gồm đào tạo, khuyến khích và mô hình mẫu.

Nói tóm lại, khi chuyển lên đám mây, các tổ chức của khu vực công sẽ có thể giải phóng chi phí CNTT để tái đầu tư vào các hoạt động hay mục tiêu quốc gia khác. Với các hệ thống nhanh hơn và thời gian triển khai ngắn hơn, họ sẽ cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho công dân, cũng như phục vụ các hoạt động của chính phủ tốt hơn. Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích to lớn này, cần phải giải quyết nhiều thách thức như đã đặt ra ở trên.


Du Lam

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Cái bắt tay của MIFI với các “ông lớn” trong chuyển đổi số

icon 0

Từ đầu năm 2022 đến nay, chạy theo “dòng chảy” chuyển đổi số quốc gia, hóa đơn điện tử an toàn MIFI đã thực hiện hàng loạt cái bắt tay với những “ông lớn” để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Truy thu 356 tỷ đồng từ các cá nhân có thu nhập 'khủng' trên Facebook, Google và Youtube

icon 0

Nhiều cá nhân có nguồn thu nhập 'khủng' từ các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google, Youtube... bị cơ quan thuế truy thu số tiền lên tới 356 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.

Hướng dẫn tải ảnh Zalo về hàng loạt icon 0

Để tải ảnh Zalo về hàng loạt, người dùng có thể tận dụng tính năng của phiên bản dành cho máy tính, đi kèm thêm một chút thủ thuật phụ trợ.

Chill hè cùng Viettel ++ icon 0

Trong tháng 7 này, Viettel gửi tới hàng ngàn Voucher vui chơi giải trí ngày hè cho các bạn sĩ tử trẻ 2007 vừa bước qua kỳ thi đại học đầy cam go, chuẩn bị cho một hành trình dài phía trước.

Microsoft, Facebook, Netflix, TikTok, eBay... tự kê khai và nộp 20 triệu USD tiền thuế vào ngân sách

icon 0

Kể từ 3/2022, đã có 26 nhà cung cấp nước ngoài lớn như Microsoft, Facebook, Netflix, TikTok,eBay... đăng ký, kê khai và nộp khoảng 20 triệu USD tiền thuế qua cổng thông tin điện tử dành cho các đơn vị này.

CellphoneS mở bán Macbook Air M2 chính hãng, ưu đãi giảm đến 5 triệu

icon 0

Đại lý bán lẻ ủy quyền Apple chính hãng - CellphoneS mở bán gần 700 đơn đặt trước. Đi kèm ưu đãi giảm đến 5 triệu, đầy đủ 4 phiên bản màu sắc.

Vì sao Apple không thể bỏ Trung Quốc? icon 0

Trong gần hai thập kỷ, Apple và Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết. Quốc gia đông dân nhất thế giới không chỉ sản xuất phần lớn thiết bị của Apple mà còn là thị trường tiêu thụ quan trọng.

iOS 16 Beta 4 sửa những lỗi gì?icon0iOS 16 Beta 4 đã sửa hàng loạt lỗi còn tồn tại, bao gồm lỗi biểu tượng Location Services bị mất, hay lỗi ứng dụng Maps bị văng.

Khôi phục một phần dung lượng trên tuyến cáp quang biển APG

icon 0

Sau khi đối tác quốc tế cấu hình lại nguồn, dung lượng kết nối hướng HongKong (Trung Quốc) và Singapore của tuyến cáp quang biển quốc tế APG hiện đã được khôi phục.

Facebook tiếp tục đau đầu vì Apple, TikTok icon 0

Theo các nhà phân tích, cạnh tranh từ TikTok và thay đổi quyền riêng tư của Apple tiếp tục là nỗi lo lắng đối với Meta, công ty mẹ của Facebook, trong ngắn hạn.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook