Chính phủ muốn có phương án xử lý vụ Ngân hàng SCB trong tháng 9
Sau gần 1 năm Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) rơi vào diện “kiểm soát đặc biệt” (tháng 10/2022), đến nay Chính phủ Việt Nam yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo kết quả xử lý chậm nhất trong tháng này.
Theo Nghị quyết 144 vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tập trung xử lý các thương mại yếu kém, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9/2023.
Đồng thời, NHNN cũng phải nhanh chóng báo cáo phương án xử lý ngân hàng SCB trong tháng 9/2023, không để chậm trễ hơn nữa.
Ngoài ra, NHNN phải có giải pháp tiếp tục giải ngân các gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
Tháng 10/2022, sau khi hàng loạt người dân đến ngân hàng SCB để rút tiền ồ ạt, NHNN đã phải đưa tổ chức tín dụng này vào diện “kiểm soát đặc biệt” và thay thế ban lãnh đạo.
Nhiều người dân đã tố cáo phía ngân hàng SCB tư vấn sai lệch, khiến việc gửi tiền tiết kiệm trở thành mua bảo hiểm, mua trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy vậy, sự việc chưa được giải quyết khiến nhiều nơi đã diễn ra các cuộc biểu tình trước trụ sở Bộ Tài chính, NHNN, các chi nhánh ngân hàng SCB,…
Gần đây, ngân hàng SCB đóng cửa nhiều chi nhánh ở Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An,… và thông báo quyền lợi của các cá nhân, tổ chức ở những địa điểm đóng cửa vẫn được đảm bảo.
Đức Minh
Từ gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm, trái phiếu,... Gian nan đòi lại số tiền
Vì nhiều nguyên nhân, người dân mua phải các sản phẩm như: Chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm,... nhưng vẫn lầm tưởng là "gửi tiết kiệm".