Chiêu giả mạo Shopee tuyển nhân viên lương tới 1 triệu đồng/ngày vẫn lừa được nhiều người
Đưa ra mức lương từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng/ngày, các đối tượng lừa đảo giả mạo sàn thương mại điện tử Shopee vẫn dụ được nhiều người dân “sập bẫy”.
Bảo mật
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa tiếp tục có cảnh báo người dùng cần cảnh giác với các tin nhắn giả mạo tên định danh Shopee gửi đến người dùng nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, thời gian gần đây, qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, VNCERT/CC đã nhận được nhiều phản ánh liên quan tới việc giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) của Shopee nhắn tin tuyển dụng người xử lý đơn hàng nhằm mục đích lừa đảo.
Ghi nhận trên hệ thống cho thấy, người dân nhận được tin nhắn với nội dung do các đối tượng lừa đảo sử dụng Brandname giả mạo với nội dung “Shopee Thuê để xử lý hàng tồn kho cho người bán. Kiếm 300-1.000k VND 1 ngày. Yêu cầu công việc: trên 23 tuổi, có kiến thức mạng đơn giản và kinh nghiệm mua sắm trực tuyến. LH: zalo.me/g/shjxod020” .
Các tin nhắn giả mạo Shopee thường được gắn nội dung về các lời mời gọi với mức lương được đề bạt cao từ vài trăm đến 1 triệu đồng một ngày. Nắm bắt vào tâm lý mục đích cải thiện thu nhập của người dân, đối tượng xấu đã lợi dụng để giả mạo nền tảng thương mại điện tử của Shopee để đưa ra những lời mời tuyển dụng hấp dẫn.
“Với những ai vốn đề cao cảnh giác thì tin nhắn này chỉ khiến họ cảm thấy phiền phức. Tuy nhiên đối với những người dễ tin, những dòng tin nhắn spam này lại khiến họ dễ “đâm đầu” vào đường dây đa cấp có quy mô. Với lời hứa hẹn công việc đơn giản, làm tại nhà, lương cao, không ít người đã bị đối tượng xấu lừa đảo, chiếm đoạt số lượng lớn tiền ”, chuyên gia VNCERT/CC phân tích.
Trước đó, hồi cuối tháng 5, VNCERT/CC đã nhận định các vụ lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử và công ty lớn như Tiki, Lazada, Amazone, Shopee… với mức thù lao hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng có xu hướng gia tăng. Đơn vị này còn cho rằng đây là 1 trong 5 thủ đoạn lừa đảo được các đối tượng sử dụng phổ biến thời gian gần đây để chiếm đoạt tài sản người dùng.
Các chuyên gia VNCERT/CC khuyến nghị người dân khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn.
Trường hợp nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, người dân cũng cần cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Vân Anh
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Sinh viên an toàn thông tin làm gì để có mức lương 4.000 USD/tháng?
icon 0
Ngoài các kỹ năng chuyên môn thì tư duy mở, sự nỗ lực không ngừng nghỉ, luôn trau dồi kiến thức... là những yếu tố có thể giúp nhân lực trẻ trong ngành ATTT có được mức thu nhập cao.
Cơ quan, doanh nghiệp lập hotline nhận thông báo sự cố an toàn thông tin dịp nghỉ lễ 2/9
icon 0
Cùng với yêu cầu phân công lực lượng tại chỗ trực giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng 24/7, dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Bộ TT&TT cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông báo sự cố.
Đưa Việt Nam thành nước tự chủ về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
icon 0
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng kêu gọi các doanh nghiệp an toàn thông tin chung tay cùng Bộ TT&TT trong quá trình đưa Việt Nam trở thành một quốc gia tự chủ về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.
Doanh nghiệp an toàn thông tin Việt được trao chứng nhận quốc tế cho dịch vụ SOC
icon 0
Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) vừa trở thành nhà cung cấp dịch vụ quản trị an toàn thông tin đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận CREST cho dịch vụ Trung tâm giám sát điều hành an toàn thông tin - SOC.
Sốc: 5 tỷ người trên toàn cầu bị theo dõi và thu thập thông tin cá nhân
icon 0
Các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, email, thu nhập, sở thích… của 5 tỷ người trên toàn thế giới đã bị theo dõi và thu thập trái phép.
Việt Nam cần làm gì để hạn chế email lừa đảo? icon 0
Nằm trong số các quốc gia nhận nhiều email spam nhất toàn cầu, Việt Nam cần cải thiện vấn đề này, trong đó mỗi cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ đều đóng vai trò quan trọng.
Việt Nam cùng các nước châu Á-Thái Bình Dương tập dượt ứng phó sự cố lộ lọt dữ liệu
icon 0
Ngày 25/8, các cán bộ kỹ thuật Việt Nam cùng chuyên gia an toàn thông tin của hơn 20 quốc gia, nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham gia diễn tập APCERT 2022 chủ đề “Lộ lọt dữ liệu do không tuân thủ bảo mật”.
Nhiều ngân hàng tại Việt Nam lại bị giả mạo tin nhắn thương hiệu
icon 0
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam vừa cảnh báo người dùng về loạt tin nhắn giả mạo tên định danh (Brand Name) của các ngân hàng được các đối tượng sử dụng để lừa đảo.
XEM THÊM BÀI VIẾT