Chiến tranh Ukraine: Trung Quốc đang hỗ trợ gì cho Nga?

Chia sẻ Facebook
23/02/2023 08:26:32

Trung Quốc có thể đang cung cấp thông tin tình báo quân sự cho Nga cũng như hỗ trợ kinh tế.

Reality Check BBC News

21 tháng 2 2023

Nguồn hình ảnh, ReutersChụp lại hình ảnh, Tổng thống Putin và Tập gặp nhau vào tháng 2/2022 và thảo luận về việc tăng cường quan hệ

Trung Quốc đã trở thành một đối tác thương mại ngày càng quan trọng đối với Nga khi Moscow tìm cách giảm nhẹ tác động từ các biện pháp trừng phạt kinh tế của một số nước liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine.

Washington mới đây cho biết Bắc Kinh đang xem xét cung cấp vũ khí và đạn dược cho Nga, những cáo buộc mà Trung Quốc kịch liệt bác bỏ.

Hoa Kỳ: 'Trung Quốc có thể cung cấp vũ khí cho Nga trong chiến tranh Ukraine'

Trung Quốc có đang cung cấp vũ khí cho Nga?

Trung Quốc đã và đang mở rộng năng lực sản xuất quân sự của mình và hiện là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư thế giới.

Siemon Wezeman từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết: "Vũ khí của Trung Quốc ngày càng cao cấp hơn."

"Ví dụ, drone của họ là lĩnh vực mà Nga sẽ rất quan tâm."

Mỹ cho biết các công ty Trung Quốc đã cung cấp "hỗ trợ không sát thương" cho Nga và họ có thông tin mới cho thấy Bắc Kinh có thể sớm cung cấp "hỗ trợ sát thương".

Maria Shagina, một chuyên gia về vấn đề trừng phạt kinh tế từ International Institute of Strategic Studies, cho biết Trung Quốc không công khai cung cấp vũ khí cho Nga nhưng có khả năng bí mật bán cho nước này các sản phẩm công nghệ cao có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.

"Có bằng chứng cho thấy Trung Quốc là nhà xuất khẩu chất bán dẫn lớn nhất - thường thông qua các công ty bình phong ở Hong Kong và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - sang Nga," bà nói.

"Một số công ty Trung Quốc cũng đang cung cấp drone dân sự, lợi dụng vùng xám giữa mục đích quân sự và dân sự."

Hoa Kỳ: 'Trung Quốc có thể cung cấp vũ khí cho Nga trong chiến tranh Ukraine'


Center for Advanced Defense Studies có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết các công ty Trung Quốc có thể đang gửi cho Nga các bộ phận điện tử của các radar tên lửa phòng không.

Mỹ cũng đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với một công ty Trung Quốc mà Washington cho rằng đã cung cấp hình ảnh vệ tinh để hỗ trợ lính đánh thuê Nga chiến đấu ở Ukraine.

Đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga

Sau khi Nga xâm lược Ukraine một năm trước, các quốc gia phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với Nga - cấm nhập khẩu dầu mỏ và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao.

Nhiều công ty phương Tây đã cắt đứt hoàn toàn liên hệ với Nga và hoạt động thương mại của Nga với Mỹ, Anh và các nước EU sụt giảm trong suốt năm 2022.

Tuy nhiên, tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc với Nga đạt mức cao kỷ lục 190 tỷ USD vào năm 2022 - tăng 30% so với năm trước.

Biểu đồ thương mại Nga-Trung

Nhập khẩu của Nga từ Trung Quốc tăng 13% lên mức 76 tỷ USD và xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc tăng 43% lên 114 tỷ USD.

Khi giao dịch thương mại của Nga với các nước phương Tây sụt giảm vào năm 2022, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của nước này.

Biểu đồ thương mại Nga-Trung

Trung Quốc mua bao nhiêu dầu từ Nga?

Gần một nửa doanh thu hàng năm của chính phủ Nga đến từ dầu mỏ và khí đốt, doanh số bán dầu cho các nước EU đã giảm mạnh trong năm qua do các lệnh trừng phạt.

Sự thiếu hụt đáng kể này đã được bù đắp bằng việc xuất khẩu sang các nước châu Á.

Nga đã xuất khẩu gấp đôi lượng khí hóa lỏng (LPG) sang Trung Quốc vào năm 2022 so với năm trước. Nga cũng giao thêm 50% khí đốt tự nhiên thông qua đường ống dẫn Power of Siberia và thêm 10% dầu thô.

Nhóm các nước phát triển kinh tế G7, cùng với Liên minh châu Âu và Úc, đã cố gắng áp đặt mức giá trần toàn cầu đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, nhưng Trung Quốc đã từ chối tuân thủ và mua dầu thô của Nga theo giá thị trường.

Một trạm của Trung Quốc tại Thiên Tân nhận khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga


Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một trạm của Trung Quốc tại Thiên Tân nhận khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga

Ngoài ra còn có các kế hoạch dài hạn hơn để mở rộng quan hệ năng lượng.

Hai nước đã đồng ý xây dựng một đường ống dẫn khí mới (Power of Siberia 2). Đường ống hiện tại bắt đầu hoạt động vào năm 2019, theo hợp đồng 30 năm trị giá hơn 400 tỷ USD.

line

Presentational grey line

Reality Check branding

Chia sẻ Facebook