Chiến lược phục hồi nông thôn Trung Quốc
Trong chiến lược phục hồi nông thôn, nhiều địa phương ở Trung Quốc đã đầu tư mạnh hạ tầng giao thông, chuyển giao kỹ thuật sản xuất hiện đại.
Nông thôn huyện Bạch Nang, Tây Tạng khởi sắc khi có đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc đi ngang. Cao hơn mực nước biển gần 4.000 mét, thiếu nước trầm trọng, Bạch Nang trở thành trọng điểm rau màu. Với gần 2.500 nhà kính hiện đại, người dân trồng rau quả quanh năm - nơi mà rau màu luôn đắt đỏ vì mùa đông kéo dài. Tất cả sự đổi thay nhờ ngành chức năng đầu tư hạ tầng giao thông, chuyển giao kỹ thuật sản xuất hiện đại cũng như cho người dân vay vốn ưu đãi.
Anh Tashi Dondrup - Nông dân Tây Tạng, Trung Quốc cho biết: "Một năm 3 nhà kính, tôi lãi được 5 vạn NDT, cả năm nhà tôi thu nhập 20 vạn NDT".
Tại làng Đức Cát, huyện Tiêm Trát, tỉnh Thanh Hải, năm 2017, chính quyền đã di dời những hộ dân về đây. Sau khi người dân an cư, các cơ quan chức năng đã xây dựng mô hình kết hợp giữa xóa đói giảm nghèo và chiến lược phục hồi nông thôn. Nhà cửa khang trang, điện mặt trời và nhiều doanh nghiệp xây nhà máy xung quanh.
Bà Giác Ba Cát - Dân tộc Tạng, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc chia sẻ: "Một năm tôi cũng kiếm được 9 vạn NDT (hơn 300 triệu VNĐ) từ cho thuê phòng. Tôi tin du lịch sẽ phát triển hơn nữa".
Chính quyền đã đầu tư mạnh xây dựng bãi tắm, bến thuyền, ca nô du lịch, các dịch vụ ăn uống cùng hệ thống nhà nghỉ trong dân để thu hút du khách tham quan phong cảnh núi non, sông nước nên thơ, khí hậu trong lành. Chưa đầy 2 năm, làng Đức Cát đã được Bộ Văn hóa và Du lịch công nhận là điểm đến Thôn du lịch trọng điểm quốc gia.
Tại một địa phương vùng rất sâu ở tỉnh Thanh Hải, không chỉ hỗ trợ người dân tiền mà điều quan trọng là chính quyền địa phương đã giúp người dân nơi đây có thu nhập ổn định từ nghề nghiệp phù hợp. Khai thác tiềm năng du lịch đã trở thành giải pháp được nhiều địa phương triển khai mạnh mẽ.
Anh Cao Huan, một nông dân ở Tây Nam Trung Quốc trở nên nổi tiếng nhờ việc đưa những video về cuộc sống và công việc của mình lên kênh YouTube.