Chiêm ngưỡng nhiều động vật "quý hiếm" tại rừng của Bình Thuận

Chia sẻ Facebook
17/08/2024 08:25:49

Viện Sinh thái học miền nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc triển khai hoạt động thực địa lắp đặt bẫy ảnh thu số liệu tại lâm phận rừng phòng hộ.

Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, thú; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo tồn.


Đơn vị sử dụng bẫy ảnh, thiết bị chụp ảnh tự động dựa trên cảm biến nhiệt và hồng ngoại , để ghi nhận hình ảnh các loài thú kiếm ăn trên mặt đất ở rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Chà và chân đen. (Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc).

Để bảo đảm tính đại diện, các điểm bẫy ảnh được thiết lập theo ô lưới ngoài hiện trường ở sinh cảnh rừng khộp rụng lá. Các điểm bẫy ảnh cách nhau khoảng 500 mét. Mỗi điểm bẫy ảnh có một máy ảnh được lắp đặt. Các bẫy ảnh được gắn chặt vào các thân cây ở chiều cao từ 20 đến 40cm so với mặt đất nhằm tối đa hóa khả năng ghi nhận loài mục tiêu của nghiên cứu. Tổng cộng có 36 máy bẫy ảnh được lắp đặt.

Tê tê java. (Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc).

Sau một thời gian, dữ liệu được trích xuất từ bẫy ảnh sau khi được thu hồi đã được tiến hành kiểm kê, định danh và phân tích bằng các phương pháp thống kê hiện đại đã ghi nhận được 24 loài chim và thú khác được ghi nhận. Trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm như: chà vá chân đen, tê tê java, công, sơn dương, khỉ đuôi lợn...

Con công. (Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc).

Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới có có 5 loài ghi nhận được là loài nguy cấp, quý, hiếm; cực kỳ nguy cấp: chà vá chân đen, tê tê java; nguy cấp: công; sắp nguy cấp: sơn dương, khỉ đuôi lợn.

Bên cạnh đó, 4 loài thuộc Nghị định 64/2019/NĐ-CP; 4 loài thuộc nhóm IB và sáu loài thuộc nhóm IIB của Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Khỉ đuôi lợn. (Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc).

Theo Viện Sinh thái học miền nam, trong số các loài có giá trị bảo tồn, khỉ đuôi lợn là loài phổ biến, được ghi nhận nhiều nhất với 88 lần tại 22 điểm bẫy ảnh. Các loài nguy cấp, quý, hiếm còn lại đều chỉ được ghi nhận không quá 5 lần ở tối đa 2 điểm bẫy ảnh.

Điều đó cho thấy, các loài có giá trị bảo tồn cao này đều không phổ biến ở khu vực khảo sát. chà vá chân đen là loài linh trưởng sống trên cây nên số lượng ghi nhận ít của loài trên mặt đất.

Sơn dương. (Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc).

Sơn dương chỉ có 5 ghi nhận về sinh thái của loài; vì đây là lần đầu tiên động vật này được ghi nhận tại rừng khộp rụng lá ở Việt Nam. Sự hiện diện của tê tê và công chỉ có 2 ghi nhận, làm nổi bật giá trị đa dạng sinh học của rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Vấn nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép đã dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của hai loài trên khắp Việt Nam. Bên cạnh đó, bẫy ảnh còn ghi nhận được các hoạt động của con người rất phổ biến trong rừng.

Chồn bạc má. (Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc).

Mang đỏ. (Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc).

Gà rừng. (Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc).

Sóc bụng đỏ. (Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc).

Rừng chung đang sở hữu tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, độc đáo, có tiềm năng du lịch sinh thái. Các loài có giá trị bảo tồn nhất ở rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc là chà vá chân đen, Tê tê java, Công và Sơn dương. Do đó, tỉnh Bình Thuận cần tăng cường các hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng và xây dựng kế hoạch giám sát đa dạng sinh học định kỳ để kịp thời đánh giá, cập nhật hiện trạng và diễn biến đa dạng sinh học, cung cấp thông tin phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững.

Mèo rừng. (Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc).

Ngoài ra, cần thiết có thêm các chương trình giám sát động vật hoang dã bằng bẫy ảnh tại các diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Bình Thuận nhằm kịp thời theo dõi diễn biến đa đạng sinh học, cung cấp các thông tin hữu ích phục vụ bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững.

Chia sẻ Facebook