22/09/2022 21:06:00
Chi phí cơ hội và chi phí chìm đều được tính toán trong việc lựa chọn phương án kinh doanh. Do đó, một số người sẽ bị nhầm lẫn giữa 2 loại chi phí này.
Chi phí chìm là gì?
Chi phí chìm là gì?
- Là những khoản đầu tư tiền bạc và thời gian không thể thu hồi lại bởi những quyết định sai lầm của doanh nghiệp/ chủ đầu tư trong quá khứ.
- Là những khoản đầu tư tiền bạc và thời gian có thể thu hồi lại bởi những quyết định sai lầm của doanh nghiệp/ chủ đầu tư trong quá khứ.
- Loại chi phí này được đưa vào những tính toán của dự án.
- Không được ghi vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Chi phí chìm với tên tiếng anh là Sunk cost, đây là loại chi phí khó có thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong dự án đầu tư. Có thể hiểu đơn giản chi phí chìm là những khoản đầu tư tiền bạc và thời gian không thể thu hồi lại bởi những quyết định sai lầm của doanh nghiệp/ chủ đầu tư trong quá khứ.
Loại chi phí này không được đưa vào những tính toán của dự án, mặc dù chi phí chìm thể hiện quá khứ. Nhưng đôi lúc, nhiều doanh nghiệp/ chủ đầu tư vẫn bị các chi phí chìm ảnh hưởng đến quyết định tương lai trong quá trình hoạt động, lập kế hoạch cho các dự án đầu tư mới.
|
Đặc điểm của chi phí chìm là gì?
- Chi phí đã chi ra, hạch toán thành chi phí phát sinh.
- Chi phí không thể tránh khỏi, mọi khoản rủi ro đều có thể biến thành chi phí chìm.
- Chi phí chìm luôn tồn tại dưới mọi phương án.
- Tất cả đều đúng.
Về cơ bản, những đặc điểm của chi phí chìm được thể hiện như sau:
Trong kinh doanh, chi phí chìm thường không được xem là thông tin thích hợp để xem trước khi ra quyết định, bởi chi phí này là:
- Chi phí đã chi ra, hạch toán thành chi phí phát sinh.
- Chi phí không thể tránh khỏi, mọi khoản rủi ro đều có thể biến thành chi phí chìm.
- Chi phí chìm luôn tồn tại dưới mọi phương án, bất kể quyết định lựa chọn phương án nào thì chi phí chìm vẫn luôn luôn tồn tại.
Chi phí chìm là những chi phí không thể kiểm soát được, với loại chi phí này, các nhà đầu tư, nhà quản trị không thể đưa ra những dự đoán chính xác về mức độ phát sinh của nó trong kỳ hoặc không đủ thẩm quyền để đưa ra những phương án, chiến lược, xử lý, quyết định về loại chi phí này.
|
Nguyên nhân dẫn đến bẫy chi phí chìm?
- Nhà đầu tư đưa ra những quyết định theo cảm tính, dựa vào hành vi đã lập trong quá khứ mà bỏ ra những phản hồi tiêu cực.
- Nhà đầu tư luôn có tâm lý muốn bỏ cuộc.
- Nhà đầu tư kỳ vọng về lợi ích mà dự án đó mang lại bất chấp dự báo về rủi ro.
- Tất cả đều đúng.
Gánh nặng về hậu quả của chi phí chìm xuất hiện từ nhiều nguyên nhân, và nguyên nhân là vì:
- Nhà đầu tư/ doanh nghiệp đưa ra những quyết định theo cảm tính, dựa vào hành vi đã lập trong quá khứ mà bỏ ra những phản hồi tiêu cực. Hiện tượng này được gọi là ngụy biện chi phí chìm.
- Khi đầu tư, mọi nhà đầu tư/ doanh nghiệp đều kỳ vọng về lợi ích mà dự án đó mang lại, nhưng đôi khi kết quả lại không được như mong đợi, để hợp lý hóa hành động, họ vẫn quyết định theo những nhận định ban đầu là đúng, nên tiếp tục theo kế hoạch dự án, dẫn đến xuất hiện chi phí chìm.
- Nhà đầu tư luôn có tâm lý không bao giờ bỏ cuộc, khiến cho dự án đầu tư được tiếp tục chỉ sự tin tưởng, sự kiên trì của bản thân với niềm tin chắc rằng sẽ gặt hái được quả ngọt. Dù rằng kết quả sẽ không như mong đợi.
|
Trạng Chứng