Chi hàng trăm nghìn đôla để du lịch vũ trụ, con người còn muốn qua đêm ngoài không gian

Chia sẻ Facebook
15/05/2022 13:57:52

Những chuyến bay sử dụng khinh khí cầu, mô phỏng không trọng lực đến trại huấn luyện phi hành gia, lượt đặt chỗ cho những chuyến du lịch ngoài hành tinh đang tăng vọt với giá ngoài tầm với.

Tương lai của du lịch vũ trụ đang là dấu chấm hỏi lớn - Ảnh: JASON LYON

Ilida Alvarez (46 tuổi, chủ sở hữu công ty hòa giải pháp lý) và chồng đã đặt chuyến bay trên tàu du hành gắn với quả bóng khí khổng lồ chứa đầy khí heli. Con tàu sẽ bay ở độ cao 100.000 feet trong khi du khách nhâm nhi ly rượu và ngả mình thư giãn. Chuyến bay trị giá 50.000 USD và kéo dài từ 6-12 giờ.

Kể từ khi Jeff Bezos và Richard Branson khởi động cuộc đua du hành vũ trụ thương mại vào mùa hè năm ngoái, thị trường du lịch vũ trụ toàn cầu đã tăng vọt, ước tính đạt 3 tỉ USD vào năm 2030 (theo Công ty dịch vụ tài chính UBS). Tuy nhiên, Cục Hàng không liên bang vẫn chưa phê duyệt hầu hết các chuyến đi ra khỏi hành tinh, và việc xây dựng khách sạn vũ trụ đầu tiên vẫn chưa khởi công.


Để được xem là du hành vũ trụ

Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) coi mọi thứ trên 50 dặm (tính trên đầu người) là không gian. Phần lớn thị trường tập trung vào bộ ba công ty tên lửa do các tỉ phú lãnh đạo, gồm: Blue Origin của Jeff Bezos (có khách hàng là William Shatner); Virgin Galactic của Richard Branson, nơi vé cho một chuyến bay vào vũ trụ dưới quỹ đạo có giá từ 450.000 USD, và SpaceX của Elon Musk đã phóng tên lửa đạt 120 dặm so với Trái đất.

Du khách sẽ được bay lơ lửng, đủ cao để thấy được độ cong của Trái đất, và có cơ hội trải nghiệm hiệu ứng tổng quan khi nhìn Trái đất từ góc nhìn "khủng" mà máy bay không thể.


Đặt hàng những chuyến bay triệu đô

Blue Origin và Virgin Galactic đều được Cục Hàng không liên bang Mỹ cấp phép cho hành khách du hành vũ trụ và quyền mở bán vé. Cả hai công ty hiện có hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn người trong danh sách chờ để được trải nghiệm một chuyến bay tới rìa không gian.

SpaceX tính phí đến hàng chục triệu USD cho các chuyến bay xa hơn, và đang chuẩn bị cho cơ sở mới ở bang Texas.

Craig Curran (chủ sở hữu của một công ty du lịch ở New York (Mỹ) có nhánh du hành không gian đặc biệt) đã giữ chỗ trên chuyến bay Virgin Galactic từ năm 2011. Ông cũng bán mọi thứ, từ vé phóng tên lửa đến khóa đào tạo phi hành gia.

“Những người chi 450.000 USD để đi vào vũ trụ có thể hoạt động trong các vòng kết nối không giống như của bạn và của tôi,” ông thừa nhận.

Các công ty, trung tâm cũng đang hợp tác với NASA để cung cấp các khóa đào tạo cho phi hành gia tư nhân. Chương trình đào tạo cho chuyến đi kéo dài 3 giờ đồng hồ của Virgin Galactic được tính trong giá vé và kéo dài vài ngày, gồm các cuộc họp thí điểm và khách được trang bị quần áo, ủng đặt riêng.


Qua đêm trên không gian: Tại sao không?

Đắt đỏ là vậy, nhưng loại hình du lịch này tồn tại nhiều rủi ro và còn ảnh hưởng khá lớn đến môi trường, vì lượng carbon hay heli tiềm ẩn ở động cơ.

Dù đã được cảnh báo, những người đam mê không gian không chỉ đơn thuần bay rồi đáp mà còn muốn ở lại vũ trụ, kéo theo sự thuộc địa hóa không gian - điển hình là các dự án về xây dựng khách sạn có đầy đủ tiện nghi như phòng tập thể dục, nhà hàng, quán bar.

Joshua Bush, giám đốc điều hành của Công ty du lịch Avenue Two Travel, cho biết: “Vào đầu thế kỷ 20, chỉ những người rất giàu mới đủ khả năng đi máy bay. Tương lai, chúng ta sẽ có một số hãng tương đương như Spirit và Southwest Airlines, nhưng là để du hành trong vũ trụ”. Du lịch vũ trụ có thể sẽ phát triển như du lịch hàng không dân dụng đã từng.

Đơn kiện của Công ty Blue Origin của tỉ phú Jeff Bezos chống lại đối thủ là Công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã bị Tòa án liên bang ở Mỹ bác bỏ hôm 4-11.

Chia sẻ Facebook