Chỉ 3% người Singapore tiêm vắc-xin Trung Quốc
Nghiên cứu mới công bố tại Singapore có thể làm dấy lên nghi ngờ về hai loại vắc-xin do Trung Quốc sản xuất...
nhóm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Singapore cho thấy
tỷ lệ những người được tiêm hai loại vắc-xin do Trung Quốc sản xuất có triệu chứng nặng sau khi bị nhiễm virus cao gấp 5 lần so với những người được tiêm vắc-xin Pfizer BNT, nếu là lây nhiễm đột phá thì thì tỷ lệ này sẽ cao gấp 6 lần so với vắc-xin Moderna. Số người tiêm vắc-xin Trung Quốc tại Singapore chỉ chiếm 3%.
Nghiên cứu do bà Lương Ngọc Tâm (Yee-Sin Leo) – Giám đốc điều hành Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm (NCID) của Singapore, và ông Vernon Lee – Cục trưởng Cục Bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Singapore (MOH) dẫn đầu. Thời gian nghiên cứu khoảng 7 tuần, từ ngày 1/10/2021 đến ngày 21/11 cùng năm, đã khảo sát gần 3 triệu người trên 20 tuổi đã được tiêm hai liều vắc-xin COVID-19.
Nghiên cứu cho thấy những người tiêm vắc-xin của Sinovac có nguy cơ bị nhiễm COVID-19 cao hơn 2,37 lần so với những người chọn tiêm vắc-xin Pfizer, trong khi những người được tiêm Sinopharm có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn khoảng 1,62 lần. Ngoài ra, so với những người tiêm vắc-xin của Pfizer, những người tiêm vắc-xin Sinovac và Sinopharm có nguy cơ bị bệnh nặng cao hơn lần lượt khoảng 5 lần và 1,58 lần.
Khi so sánh những người được tiêm vắc-xin Moderna, khả năng bị bệnh nặng khi nhiễm COVID-19 chỉ bằng 0,42 lần so với những người được tiêm vắc-xin của Pfizer BNT.
Ông David Lye, một trong những nhà nghiên cứu, đã đăng bài viết trên Twitter và chỉ ra, so sánh 2 loại vắc-xin Sinovac và Pfizer, những người tiêm vắc-xin Sinovac có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng cao gấp 5 lần so với những người tiêm vắc-xin Pfizer. Rất may, chỉ có 2% số người được tiêm vắc-xin Sinovac.
Bộ Y tế Singapore cho biết tính đến ngày 12/4, hơn 96% dân số đủ điều kiện của nước này đã được tiêm chủng, trong đó có 72% đã được tiêm các mũi tăng cường.
Theo các báo cáo, trong số những người được tiêm chủng tại Singapore, 74% được tiêm vắc-xin Pfizer BNT, 23% khác được tiêm vắc-xin Moderna, chỉ 2% được tiêm vắc-xin Sinovac và 1% được tiêm vắc-xin Sinopharm.
Singapore study that showed five times the risk of severe COVID with Sinovac vs Pfizer.
Thankfully only 2% vaccinated with Sinovac. https://t.co/dS31dP7MQU
— David Lye (@davidlye70) April 13, 2022
Dữ liệu của Singapore khiến vắc-xin của Trung Quốc bị nghi ngờ
Theo Bloomberg đưa tin, ngày 10/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết trong một báo cáo trước quốc hội rằng có tổng cộng 802 người chết vì COVID-19 ở nước này vào năm ngoái, nhưng 247 người trong số họ đã được tiêm chủng đầy đủ hai mũi. Trong số những người này, hầu hết họ đã được tiêm “ vắc-xin không phải mRNA”.
Trong số các thương hiệu vắc-xin COVID-19 quốc tế phổ biến hiện nay, vắc-xin Moderna và Pfizer BNT đều là “vắc-xin mRNA “; Astra-Zeneca và Johnson & Johnson đều là “vắc-xin vectơ adenovirus “; còn vắc-xin Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc là vắc-xin bất hoạt; vắc-xin Medigen của Đài Loan sản xuất là “ vắc-xin tiểu đơn vị protein”.
Ông Ong Ye Kung chỉ ra rằng dữ liệu từ Singapore cho thấy tỷ lệ tử vong sau khi tiêm các loại vắc-xin khác nhau, theo kết quả hiện tại, tỷ lệ tử vong sau khi tiêm vắc-xin mRNA là thấp nhất. Trong số những người được tiêm vắc-xin Moderna, chỉ có 1 trường hợp tử vong trên mỗi 100.000 người được tiêm vắc-xin Moderna; trong khi vắc-xin Pfizer, khoảng 6,2 trường hợp tử vong trên 100.000 người. Kém hiệu quả nhất là loại vắc-xin bất hoạt như vắc-xin Sinovac của Trung Quốc có 11 trường hợp tử vong trên 100.000 người; của Sinopharm cũng có 7,8 trường hợp tử vong trên 100.000 người.
Tuy nhiên, ông Ong Ye Kung vẫn nhấn mạnh rằng dữ liệu này có quy mô nhỏ và không tính đến các biến số khác nhau như tuổi của người tiêm hay liều lượng tiêm chủng, và chỉ có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo. Bloomberg cho rằng dữ liệu rất có thể làm dấy lên nghi ngờ về hai loại vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, và hai loại vắc-xin này đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước đang phát triển.
Theo báo cáo của Bloomberg, nghiên cứu chung mới nhất của phòng thí nghiệm Đại học Hồng Kông và Đại học Trung văn Hồng Kông đã chỉ ra rằng ngay cả khi tiêm cả 3 liều vắc-xin Sinovac của Trung Quốc, nó vẫn không thể tạo ra đủ kháng thể trung hòa chống lại biến thể virus COVID-19 Omicron; tuy nhiên, nếu 2 liều trước đó được tiêm là vắc-xin Sinovac, nhưng liều nhắc lại thứ 3 được đổi thành vắc-xin Pfizer BNT thì mức độ kháng thể bảo vệ chống lại biến thể virus Omicron sẽ được cải thiện đáng kể.
Vương Quân, Vision Times
Thượng Hải: Chịu hết nổi phong tỏa, người dân xuống đường kháng nghị
Mới đây, cư dân trong một khu cộng đồng ở Thượng Hải đã tự "gỡ phong tỏa" và xuống đường kháng nghị biện pháp chống dịch của chính quyền.