'Cháy thuốc' từ bệnh viện tới nhà thuốc ngoài

Chia sẻ Facebook
17/06/2022 02:24:45

Nhiều bệnh nhân than trời đi mua thuốc mà không mua được, trong bệnh viện giới thiệu ra ngoài và đi khắp thành phố cũng không có thuốc.

Ông Nguyễn Đức Thê (75 tuổi, TP.HCM) cho biết ông bị tăng huyết áp kèm đái tháo đường và mỡ máu. Cách đây 1 tuần ông được bác sĩ kê đơn thuốc nhưng trong bệnh viện cũng không đủ thuốc, 4 loại thuốc thì phải ra ngoài mua 2 loại. Đặc biệt, thuốc trị mỡ máu statin ông Thê đi khắp nơi không có. Con ông còn vào hẳn khu chợ thuốc Tô Hiến Thành cũng chỉ nhận được cái lắc đầu hết thuốc.

Các thuốc trị huyết áp, mỡ máu ông mua không còn nên đành chuyển sang thuốc khác. Tuy nhiên, uống thuốc khác huyết áp không ổn định lại kèm theo phản ứng phụ của thuốc, ông ho cả đêm không ngủ được.

Khi đến kiểm tra, bác sĩ cũng thừa nhận không hợp thuốc lắm, có tác dụng phụ nhưng loại thuốc ông dùng hàng ngày ổn định không có thì đành chịu. Ông Thê cảm thấy hơn 5 năm gắn bó với bệnh mãn tính chưa bao giờ việc mua thuốc lại cực như hiện nay.

“Cháy thuốc” từ bệnh viện tới nhà thuốc

Cùng cảnh ngộ, chị Nguyễn Lan Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết con chị bị viêm da cần mua thuốc eumovate về bôi cho con nhưng đi khắp thành phố cũng không có. Chị được tư vấn chuyển sang thuốc khác có cùng thành phần tương tự nhưng hiệu quả thì vẫn không bằng thuốc cũ. Lọ thuốc chỉ có gần 30 nghìn đồng mà không kiếm được để mua cho con.

Ngay cả các thuốc đặc trị cho bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu cũng thiếu trầm trọng. Chị Nguyệt Hà (Hà Nội) than thở mẹ chị đi mua thuốc giãn mạch nhưng không có, thuốc nội thì cũng không có các loại đặc trị này. Đa số thuốc đặc trị là thuốc nhập ngoại.

Một hộp thuốc cho bệnh nhân tim mạch, rối loạn cholestesrol lipitor chị Nguyệt đi mua khắp nơi không được. Cuối cùng có người quen làm ở nhà thuốc lớn tại Hà Nội bán cho 1 hộp thuốc date chỉ đến tháng 8/2022 nhưng chị vẫn ngậm ngùi mua vì còn date, có thuốc là may.

Tình trạng thiếu thuốc như hiện nay, chị Nguyệt vô cùng ái ngại nhìn vỉ thuốc của mẹ vơi dần lại lo lắng xoay tìm chỗ mua để không bị lỡ thuốc.

PGS TS Nguyễn Hoài Nam – Nguyên Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM, chủ tịch Hội Tĩnh mạch, TP.HCM, cho biết tình trạng thiếu thuốc xảy ra khắp nơi từ bệnh viện công tới bệnh viện tư.

Câu chuyện một em bé ở huyện Sơn Hà (Phú Yên) bị rắn cạp nia cắn, bệnh viện (BV) huyện chuyển lên tỉnh, BV tỉnh không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia trong khi tình trạng bé đã nguy kịch. BV tỉnh liên hệ với BV Nhi Đồng 1 và BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM) nhưng hai nơi này cũng không còn loại huyết thanh nói trên.

Em bé tử vong trong sự bất lực của các y bác sĩ. Điều này đang phản ánh đúng thực tế. Bác sĩ muốn điều trị cho người bệnh nhưng không có thuốc, không có vật tư hỗ trợ thì họ cũng chỉ biết tư vấn. Người bệnh muốn điều trị, sẵn sàng chi tiền cũng không thể mua được thuốc.

Ngồi trực tiếp khám cho bệnh nhân cả ở bệnh viện công và bệnh viện tư, BS Nam cho biết ở đâu cũng thiếu thuốc, ngay cả BV Đại học Y Dược cũng xảy ra tình trạng này. Bệnh nhân có tiền thì họ chia sẻ nhưng có những bệnh nhân kinh tế khó khăn họ cũng không biết xử lý như thế nào. Bác sĩ chỉ giải thích cho họ hiểu điều kiện hiện nay.

Bệnh viện thiếu thuốc nhưng ra ngoài nhà thuốc cũng không phải lúc nào cũng có nhất là các thuốc đặc trị phải nhập khẩu từ nước ngoài.

PGS Nam cho biết nhiều loại thuốc các công ty không nhập về ví dụ các thuốc điều trị tim mạch đang rất hiếm, các thuốc về mạch máu giờ không còn vì các công ty không nhập. Ngay cả bệnh nhân sẵn sàng mua với giá nào cũng được thì cũng không có thuốc cho họ.

Cơ chế nhập khẩu hiện đang không cho phép nên có nhiều hiện tượng ném chuột bể bình.

Theo đại diện BV Bạch Mai, Hà Nội, bệnh viện cũng đang thiếu nhiều loại thuốc như các bệnh viện trên cả nước. Để giải quyết tình trạng thiếu một số thuốc, Bệnh viện Bạch Mai đã liên hệ với các bệnh viện lân cận để điều phối, trong một nhóm chung các bệnh viện, ai có mà bệnh viện khác cần thì điều chuyển. Không chỉ thiếu thuốc bệnh viện cũng thiếu nhiều vật tư phục vụ khâu khám chữa bệnh.


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Nhiều người Hà Nội “né” tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19, Phó Giám đốc CDC nói về việc có cần tiêm?

icon 0

Hà Nội hiện đang triển khai tiêm vắc xin Covid-19 mũi nhắc lại lần thứ 2 (mũi 4) tuy nhiên theo ghi nhận tại nhiều quận huyện đã xảy ra tình trạng “né” mũi tiêm này.

Mắt trợn ngược, chảy nước ròng ròng chỉ vì thích hai mí to tròn như búp bê

icon 0

Rất nhiều trường hợp khi đến các cơ sở thẩm mỹ thường yêu cầu cắt mí thật to tròn như búp bê. Nhưng thực tế, không phải mí mắt càng to là càng đẹp...

Khó thở, nổi mề đay sau khi ăn lẩu cua đồng: Những lưu ý khi ăn món vạn người mê ngày hèicon0Canh cua đồng được xem là món ăn giải nhiệt mùa hè, món ăn truyền thống của người dân Việt nhưng đây cũng là món ăn dễ bị dị ứng.

Người từng mắc Covid-19 nhiễm sốt xuất huyết sẽ nguy cơ nặng hơn?

icon 0

Bé Phan Nguyễn Việt H (5 tuổi đến từ Đồng Tháp) vừa trải qua nửa tháng điều trị bệnh kịch tính nhất cuộc đời mình vì sốt xuất huyết sau Covid-19.

Thanh niên 19 tuổi phải cắt tinh hoàn chỉ vì lý do này

icon 0

Đau bìu phải ngày thứ 3, trước đó thanh niên 19 tuổi đi khám được chẩn đoán viêm tinh hoàn, uống thuốc không đỡ, anh đến BV ĐH Y thì một bên tinh hoàn đã hoại tử tím đen buộc phải cắt bỏ.

Đấu trí với 'tử thần' cứu cô gái trẻ sốc phản vệ do dùng thuốcicon0Cả ê kíp bác sĩ đã đấu trí với “tử thần” để cứu cô gái trẻ vừa ra trường bị sốc phản vệ.

Kỹ sư chuyên ngành thiết bị y tế bị 8 chú ong vàng 'hạ gục'

icon 0

Tai nạn ong đốt thường khiến người bệnh rơi vào tình trạng sốc phản vệ nhanh chóng, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Sưng lệch mặt sau mũi tiêm gọn hàm, chuyên gia chỉ ra những dấu hiệu bất thường chị em cần nhớ khi làm đẹp

icon 0

Hàm hơi bạnh, lại xuất hiện vài nếp nhăn mờ nơi hõm má, cô gái trẻ đã đi tiêm botox ở tiệm cắt tóc thẩm mỹ gần nhà. Kết quả sau 4 ngày, má cô tấy đỏ, sưng lệch mặt...

Ăn óc để bổ óc nhưng càng ăn càng đau đầuicon0Nhiều người cho rằng ăn gì bổ nấy trong đó có óc lợn sẽ giúp người ăn bổ óc, tăng cường trí nhớ.

Trục trặc tuổi 40

icon 0

Chị em phụ nữ sẽ đối mặt với các trục trặc giai đoạn tiền mãn kinh ở tuổi 40 và bắt đầu có dấu hiệu suy giảm ham muốn tình dục thậm chí lãnh cảm.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook