Châu Âu 'khát' điện, châu Á, Phi thiếu thức ăn - hoá ra nguyên nhân đến từ tình trạng khan hiếm loại tài nguyên tưởng như miễn phí và vô tận này
Trong nhiều năm, người ta tin rằng nước là một loại tài nguyên vô tận. Chỉ đến khi nguồn cung nước đang ngày càng khan hiếm, thế giới mới giật mình đánh giá lại vai trò của nước đối với các ngành công nghiệp trụ cột.
Trong nhiều năm, ngành năng lượng và hầu hết lĩnh vực khác đều coi nước là điều hiển nhiên, một loại tài nguyên vô tận. Nhưng khi thế giới chuyển sang kỷ nguyên mới của năng lượng tái tạo, lượng nước khổng lồ cần thiết để cung cấp năng lượng xanh cho toàn cầu có thể không dễ kiếm như vậy. Không chỉ năng lượng tái tạo đang bị đe doạ do khan hiếm nước, nó còn cản trở việc khai thác năng lượng hoá thạch và đe doạ an ninh lương thực.
Trong những tháng gần đây, thế giới chứng kiến những đợt hạn hán khắc nghiệt trên khắp châu Âu và Mỹ - điều khiến nhiều người bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của an ninh nguồn nước.
Stefano Venier, Giám đốc điều hành của công ty cơ sở hạ tầng năng lượng Snam của Ý nhấn mạnh tác động to lớn của hạn hán gần đây đối với an ninh lượng thực và sản xuất năng lượng.
Được cho là đợt hạn hán tồi tệ nhất châu Âu trong 500 năm qua, mực nước thấp đã hạn chế khả năng vận chuyển cũng như làm khô đất và giảm năng suất cây trồng trong mùa hè.
“Trong một thời gian dài, nước được coi là miễn phí, một thứ hoàn toàn có sẵn với sản lượng vơ tận”, Venier giải thích. “Bây giờ, chúng ta đang phát hiện ra rằng với sự thay đổi khí hậu, nước có thể trở nên khan hiếm”, ông nói tiếp. Và vì vậy, “chúng ta cần nhận thức lại về tầm quan trọng và giá trị của nước. Nước cũng có vài trò cực kỳ lớn với sản xuất năng lượng. Chúng ta không thể sản xuất năng lượng mà chúng ta cần hoặc không thể vận chuyển nhiên liệu để lấp đầy các nhà máy điện”.
Hạn hán đã gây lo ngại cho các đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân dựa vào nước từ các con sông để làm mát các lò phản ứng hạt nhân. EDF thường sử dụng nước từ Rhone và Garonne nhưng lượng nước ít đi đồng nghãi sản lượng điện hạt nhân có thể bị giảm đúng vào giai đoạn nắng nóng. Mực nước giảm cũng cản trở các hoạt động năng lượng truyền thống như sản xuất than, theo một số công ty năng lượng châu Âu.
Nhưng vấn đề khan hiếm nước có lẽ gây bất lợi lớn nhất cho các dự án thuỷ điện. Tại Mỹ, một số nhà máy thuỷ điện được đặt dọc các con sông có mức nước giảm, với nguy cơ khan hiếm nước cho đến năm 2050. Montana, Nevda, Texas, Arizona, California, Arkansas và Oklahoma là những bang bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Một nghiên cứu mới đây đăng tải trên trang Journal Water cho thấy 61% các đập thuỷ điện toàn cầu đều nằm trong lưu vực các con sông có nguy cơ hạn hán, lũ lụt hoặc cả 2.
“Các dự án thuỷ điện phải đối mặt với nhiều rủi ro về nước – cả tình trạng quá ít lẫn quá nhiều - và những rủi ro này được dự báo sẽ gia tăng ở nhiều khu vực do biến đổi khí hậu”, Jeff Opperman – nhà khoa học hàng đầu về nước ngọt toàn cầu của Quỹ Động vật Hoang dã thế giới, cho biết. “Chúng tôi đã thấy các khu vực như Tây Nam Hoa Kỳ, Nam Phi và Brazil, nơi sản xuất thuỷ điện giảm do mực nước giảm”.
Không chỉ Mỹ phải đối mặt với những thách thức này. Hồi tháng 8, Na Uy đã dự định hạn chế xuất khẩu điện do mực nước hồ chứa thấp. Quốc gia này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thuỷ điện với khoảng 90% sản lượng điện. Họ buộc phải tăng cường các quy định về sản xuất điện để ngăn mực nước hồ thuỷ điện cạn kiệt.
“Chúng tôi cần một cơ chế quản lý hoặc cơ chế an ninh vào vệ an ninh quốc gia về nguồn nước để các hồ chứa không bị cạn kiệt nước”, Bộ trưởng Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy Terje Aasland nhấn mạnh.
Những cơ chế tương tự sẽ phổ biến hơn nếu tình trạng thời tiết khắc nghiệt và khan hiếm nước tiếp tục diễn ra. Đợt nắng nóng gần đây của châu Âu vượt xa dự đoán của các chuyên gia khí hậu, với một số quốc gia đạt nước nhiệt độ trung bình cao kỷ lục dẫn đến cháy rừng ở những khu vực trước đây chưa từng xảy ra sự kiện tương tự.
Và tất nhiên, khan hiếm nước có tác động rất tiêu cực đến sản xuất lương thực. Một số khu vực đã thu hoạch kém hơn năm ngoái khi nhiệt độ tăng cao, khan hiếm nước trở thành một thách thức. Nhiều quốc gia đang lo lắng về nước sản xuất lương thực của họ.
Mối quan hệ nước – lương thực – năng lượng đang làm dấy lên lo ngại thực sự cho các nhà chức trách.