Chào đời nặng vỏn vẹn 6 lạng, bé gái tạo ra kì tích sau 3 tháng nằm viện
"Lúc mới sinh, toàn thân bé tím tái, da mỏng như cánh ve sầu, cân nặng chỉ 600g...", bác sĩ Thạch cho biết.
“ Nào, mẹ bế nhé… Con gái bé bỏng của chúng ta cuối cùng cũng được về nhà!” , một bà mẹ ôm con mình trên tay nghẹn ngào sau 3 tháng cùng con vượt cửa tử.
Sáng ngày 15/8, tại Khoa săn sóc tích cực sơ sinh (NICU) của một bệnh viện ở Thanh Hải (Trung Quốc), em bé Tiểu Đậu Đậu đã được xuất viện. Cô bé khỏe mạnh trở về trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.
Lúc mới sinh, Tiểu Đậu Đậu chỉ nặng 600g
Tiểu Đậu Đậu hiện tại là bé gái 3 tháng tuổi có khuôn mặt hồng hào, đôi mắt to tròn và chân tay khá mũm mĩm, dễ thương. Vẻ ngoài này khiến người ta khó có thể tưởng tượng cô bé ngày chào đời chỉ nặng 600g.
Vào ngày 1/5, chị Cát đã có biểu hiện sinh non khi chỉ mang thai 6 tháng. Tình trạng của em bé lúc mới sinh rất nguy hiểm: cả cơ thể non yếu, hai mắt mờ và một số ngón tay không tách ra được. Kèm theo đó là biểu hiện khó thở, toàn thân tím tái. Hội chứng suy hô hấp có thể nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào.
Các bác sĩ khoa NICU đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu, sẵn sàng các thiết bị y tế cần thiết. Sau nhiều giờ cấp cứu tích cực, các bác sĩ đã thành công đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên (PICC), mở ra hi vọng sống cho Tiểu Đậu Đậu.
"Do thai chưa được 27 tuần nên cổ tử cung của người mẹ bị rối loạn chức năng. Sau khi khâu cổ tử cung, cơ quan hô hấp và phổi của đứa trẻ còn vô cùng non nớt. Đối với trẻ sinh non, bé không chỉ phải đối mặt với những trở ngại về hô hấp, dinh dưỡng mà còn phải chú ý đến tình trạng nhiễm trùng, chảy máu và các bệnh lý khác bất cứ lúc nào" , bác sĩ Thạch giải thích thêm.
Với sự cố gắng của các y bác sĩ và sự kiên cường của Tiểu Đậu Đậu, sau hơn 3 tháng kể từ ngày chào đời bé không phải thở bằng máy nữa.
Sinh non là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ 22 tuần đến trước 37 tuần. (Ảnh minh họa)
Do môi trường địa lý đặc biệt của Thanh Hải, việc điều trị cho trẻ sinh non với kích thước 600g là một thách thức rất lớn đối với các nhân viên y tế. Thời điểm xuất viện, các dấu hiệu sinh tồn của Tiểu Đậu Đậu đã ổn định, cân nặng lên 2150g khiến ai cũng mừng vui phấn khởi.
"Trong hơn 100 ngày điều trị, các bác sĩ rất chu đáo, ân cần. Nhìn thấy con khỏe hơn từng ngày, tôi thực sự rất biết ơn", chị Cát nghẹn ngào chia sẻ.
Sinh non là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ 22 tuần đến trước 37 tuần. Thông thường, một thai kỳ bình thường sẽ diễn ra trong 9 tháng 7 ngày (tương đương 40 tuần). Trong Sản khoa chia thành 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong giai đoạn mang thai, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và xử trí kịp thời: - Đau lưng âm ỉ; - Em bé có dấu hiệu đẩy về phía dưới; - Sưng ở tay, chân hoặc mặt; - Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy; - Mờ mắt hoặc các rối loạn mắt khác; - Đau quặn bụng giống như đau bụng kinh; - Em bé cử động ít hoặc ngừng cử động; - Âm đạo tiết dịch hoặc máu bất thường. |
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/chao-doi-nang-von-ven-6-lang-be-gai-tao-ra-ki-tich-sau-3-t... Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/chao-doi-nang-von-ven-6-lang-be-gai-tao-ra-ki-tich-sau-3-thang-nam-vien-c59a9969.html
Mẹ bầu bị rách tử cung, thai nhi tự xoay lưng "vá" vết thương để cứu cả mẹ và con Em bé trong bụng mẹ đã có một hành động đáng kinh ngạc, giúp cứu mạng cả hai mẹ con. Bấm xem >>
Tin tức mẹ bầu
Xem thêm chủ đề Sinh non
Theo Khánh Chi Tổng hợp (Thời báo văn học nghệ thuật)