Chàng trai trẻ đam mê làm cổ phục sân khấu
Vốn làm diễn viên biểu diễn ảo thuật, trong một lần phụ chuẩn bị trang phục biểu diễn thấy bị thiếu đồ, Nguyễn Trọng Tín (27 tuổi, quận 12, TP.HCM) quyết định rẽ hướng sang làm chuyên trang phục cổ.
Học ảo thuật và đi diễn từ năm cấp 3, đến khi rời quê Đắk Lắk lên TP.HCM, Nguyễn Trọng Tín quyết định theo học lớp diễn trong sân khấu kịch. Ban đầu anh được cùng đoàn phụ làm đồ và đạo cụ cho các vở kịch thiếu nhi, dần về sau làm đồ cho các vở diễn lớn. Trong một lần đi diễn thấy trang phục bị thiếu, Tín nảy ra ý định làm chuyên về trang phục, dần anh đam mê và gắn bó đến giờ.
Để có thể thuần thục về trang phục các vở diễn như bây giờ, Tín đã phải may rồi bỏ đi rất nhiều bộ vì sai chi tiết. Thời gian đầu, do tay ngang, anh mất khoảng 3 tuần mới làm ra được bộ hoàn chỉnh đầu tiên.
Trung bình mỗi bộ được Tín làm 4 - 15 ngày, tùy vào chi tiết của trang phục. Giá thuê từ vài trăm nghìn đến vài triệu, giá bán có khi lên đến chục triệu đồng.
Tín chuyên làm về trang phục, đạo cụ, nón, giày… Đồ anh làm đa số được dùng để diễn ở các sân khấu cải lương, đóng video, quay MV…
Một bộ trang phục hoàn chỉnh phải qua nhiều công đoạn: tìm mẫu theo yêu cầu của khách, hoặc anh tự tìm sao cho phù hợp với vai diễn, chỉnh sửa thiết kế, in mẫu, tìm vải và các họa tiết cần cho trang phục, đo, cắt may, ráp áo, trang trí, sơn phủ,…
Anh chia sẻ: "Công đoạn tìm mẫu, họa tiết quan trọng đối với công việc làm trang phục, đặc biệt đối với đồ lịch sử, vừa phù hợp với nhân vật, phù hợp với thời kỳ, diễn viên mặc lên sân khấu trước hết phải đẹp và tôn dáng, mang được phong thái của nhân vật, đúng thời kỳ lịch sử.
Khi làm xong mới hiểu được giá trị và công sức bỏ ra, và nhìn thấy nghệ sĩ mặc trang phục mình làm trình diễn tự tin, mình cảm thấy thích lắm".
Đó là câu trả lời hóm hỉnh nhưng cũng rất lý thú của cô gái sinh năm 2000 Nguyễn Thị Quỳnh Nga (Hà Nội) khi được hỏi tại sao lại lựa chọn nghiên cứu và phục dựng cổ phục Việt.