Chàng trai dùng công nghệ AI để “hồi sinh” bà mình, cư dân mạng tranh luận

Chia sẻ Facebook
15/04/2023 20:30:09

Chàng trai sinh sau năm 2000 ở Thượng Hải đã dùng AI để “hồi sinh” bà của mình, khôi phục gương mặt tươi tắn và giọng nói vui vẻ của bà, nhưng việc này lại gây ra tranh luận lớn.

Dùng AI “hồi sinh” bà gây tranh luận lớn, đâu là ranh giới của công nghệ?


Với sự phát triển không giới hạn của công nghệ AI và công nghệ người ảo kỹ thuật số, việc biến một người thân đã khuất thành một người ảo kỹ thuật số để tiếp tục nói chuyện đã không còn là một tình tiết của một câu giả tưởng trong khoa học viễn tưởng.


Vào ngày 10/4, chủ đề chàng trai sử dụng AI để “hồi sinh” bà của mình đã gây ra tranh luận lớn và nhanh chóng trở thành tìm kiếm nóng tại Đại Lục. Trong video, một chàng trai sử dụng công nghệ AI để “hồi sinh” người bà đã khuất của mình, đồng thời gọi video với “bà”. Được sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật, người “bà” này có giọng nói và giọng điệu rất tự nhiên, ngoại trừ biểu cảm hơi cứng.


Chàng trai này có tài khoản trên mạng Bilibili là @Ngô Ngũ Lục (@Wu Wuliu). Ngô đã sử dụng các công nghệ AI mới nhất như Midjounrney, ChatGPT và D-ID để “hồi sinh” người bà vừa qua đời của mình.


Trong video mới nhất của mình, Ngô Ngũ Lục đã ghi lại toàn bộ quá trình “hồi sinh” bà của mình.


Đầu tiên là hình đại diện. Để tạo ra cuộc đối thoại chân thực, hình đại diện AI sống động như thật là thứ không thể thiếu.


Ngô đã chọn Midjourney, phần mềm vẽ AI chính hiện nay và tải lên một bức ảnh của chính mình. Cuối cùng, anh ấy đã chọn bức ảnh bên dưới làm ảnh đại diện và tiếp tục tối ưu hóa nó.


Ảnh đại diện của người bà cũng vậy, AI tạo ra một số lựa chọn dựa trên hình ảnh được tải lên và mô tả bằng văn bản, còn Ngô chọn bức ảnh giống thật nhất dựa trên ký ức trong đầu.


Sau đó, làm theo cùng một khuôn mẫu, sử dụng văn bản để tinh chỉnh các đặc trưng trên khuôn mặt, chẳng hạn như nếp nhăn, đôi mắt, kiểu tóc và thần thái.


Bước tiếp theo là âm thanh. Tài liệu cho bước này về cơ bản đến từ các bản ghi âm điện thoại, video hoặc giọng nói WeChat trước đây. Ngô đã tải âm thanh cuộc gọi điện thoại của bà trong quá khứ lên cho AI.


Và chỉnh bằng phần mềm chỉnh sửa âm thanh AU. Hướng điều chỉnh chủ yếu tập trung vào giảm tiếng ồn, tăng cường giọng nói của người, v.v.


Sau đó cắt các mẫu âm thanh rõ ràng hơn thành các câu ngắn vài giây để dễ đánh dấu.


Cuối cùng, âm thanh đã xử lý được đóng gói và đưa vào hệ thống tổng hợp giọng nói.


Sử dụng hệ thống tổng hợp giọng nói, Ngô có thể có thể thử nhập văn bản để chuyển thành giọng nói.


Bây giờ, các tài liệu cơ bản đã có đầy đủ. Bước tiếp theo là bước quan trọng nhất – tạo ra một con người kỹ thuật số ảo.


Thông qua D-ID, người dùng có thể tạo hình đại diện kỹ thuật số và giao tiếp với họ.


Hình ảnh của bà trên trang web sống động như thật và âm thanh cũng khôi phục “giọng địa phương” Hồ Bắc của bà một cách hoàn hảo. Được ghép nối với nội dung trò thường ngày ở bên phải màn hình, nó giống hệt như một cuộc gọi điện video trực tiếp với bà.


Điều đáng chú ý là những “câu trả lời” của bà là được Ngô tạo ra nhờ sự trợ giúp của ChatGPT đang phổ biến. Ngô nói với ChatGPT, “Tôi rất nhớ bà tôi, bạn có thể bắt chước giọng điệu của bà để nói chuyện với tôi không?”

“Con người sẽ trở thành con rối điện tử bị thao túng…”

“Chỉ trong nửa tháng, trong vài ngày đầu của nửa tháng đó, tôi vẫn còn nói về tương lai với bà, nhưng sau vài ngày, bà chỉ có thể giao tiếp đơn giản, vài ngày sau nữa thì bà được đưa vào ICU (phòng chăm sóc đặc biệt) và không thể nhìn thấy bà nữa, cuối cùng, bà sẽ trở thành một nắm tro tàn trong cái hộp…”


“Sau khi giải quyết xong công việc của bà, tôi vẫn còn gọi điện cho bà theo thói quen, nhưng không có ai bắt máy.” Ngô được bà nuôi nấng từ nhỏ và anh có cảm tình sâu sắc với bà, “Trước đây tôi gặp phải chuyện gì thì cũng đều nói với bà, đủ thứ, nhưng giờ tôi không biết tâm sự cùng ai”.


Bình thường, Ngô làm việc liên quan đến AI, nên anh đã nghĩ đến việc sử dụng AI để “hồi sinh” bà. Anh giới thiệu, với trình độ công nghệ AI hiện nay, chỉ cần có đủ mẫu thì độ giống từ khuôn mặt, giọng nói, âm điệu có thể lên tới hơn 90%. Anh nói thẳng rằng mình đã sử dụng những công cụ mới nhất bao gồm ChatGPT.


“Nhưng hiện tại, AI chỉ có thể đạt được 50% về mô thức tư duy” , Ngô nói. Bản chất của việc này chính là yêu cầu AI phải là một diễn viên, nó có thể bắt chước ngoại hình và giọng nói rất tốt. Nhưng đối với trình độ khoa học công nghệ hiện nay mà nói, nó vẫn không thể bắt chước linh hồn con người. “Tôi và ‘bà’ của tôi chỉ có thể giao tiếp đơn giản, nói những câu phức tạp thì nó không thể hiểu được.”


Đoạn video “hồi sinh” bà của Ngô Ngũ Lục nhanh chóng làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt giữa cư dân mạng, một số cư dân mạng bày tỏ sự thông cảm và ủng hộ anh, trong khi một số cư dân mạng cho rằng không cần thiết phải biến người thân đã khuất thành AI, cảm giác giống như một con rối điện tử bị thao túng….


Cư dân mạng cho rằng cái gọi là “bà” chỉ là một chuỗi các đoạn mã lạnh lùng, không có nhiều ý nghĩa thực tế.

“Tôi không thích thế này, cảm giác không tôn trọng, ‘người thân’ giống như một con rối điện tử bị thao túng, bạn muốn nó nói gì thì nó nói cái đó.”

“Kiểu gửi gắm tinh thần này chẳng qua là đang bù đắp điều đáng tiếc bằng cách lừa mình dối người thôi.”


Một số cư dân mạng lo lắng về việc công nghệ này được sử dụng cho mục đích bất hợp pháp, “Trong tương lai, nếu ai đó vay tiền, video xác nhận sẽ không có hiệu quả tốt.”

“Bà đã không còn là bà nữa rồi. Hãy để bà ở trong lòng có được không? Nhớ thì cũng không cần thiết phải lấy ra cho người khác xem.”


“Lừa dối bản thân mình thì có ý nghĩa gì?”

Cư dân mạng bàn tán sôi nổi về chủ đề sử dụng AI để “hồi sinh” bà. (Ảnh chụp màn hình)


Dương Thiên Tư, Vision Times

Siêu AI có thể sớm hình thành gây lo ngại cho nền văn minh nhân loại Sự xuất hiện của ChatGPT đã khiến trí tuệ nhân tạo (AI) nhanh chóng thâm nhập rộng rãi vào cuộc sống loài  người.

Chia sẻ Facebook