Chẳng cần đánh bắt hay nuôi cá, cũng có thủy sản dồi dào ngon lành: Vừa cứu lấy đại dương, vừa bảo vệ môi trường

Chia sẻ Facebook
25/10/2022 16:38:28

Các sản phẩm thủy sản nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đang nhận được sự hưởng ứng của nhiều người, trong đó có cả nam tài tử Titanic, Leonardo DiCaprio.

Cá "nhà làm", không cần đánh bắt hay chăn nuôi

Ngay giữa trung tâm của San Francisco, California có một nhà máy sản xuất thuỷ sản đặc biệt với tên gọi Wildtype. Nhà máy này chuyên sản xuất cá hồi để dùng cho món sushi, nhưng không phải theo cách thông thường, mà là cá hồi nuôi cấy từ tế bào.

Sản phẩm cá hồi được sản xuất từ phòng thí nghiệm.

Quy trình nuôi cấy bắt đầu bằng việc lấy một mẫu nhỏ từ cá sống, sau đó nuôi cấy trong những bể thép không gỉ tương tự như trong nhà máy sản xuất bia. Kết quả của quá trình này cho ra sản phẩm phi lê cá ngon lành.

Loại cá mà không phải cá này có thể sẽ là mắt xích quan trọng cho ngành sản xuất thuỷ sản trong tương lai. Trong khi các sản phẩm thuỷ sản chay có nguồn gốc thực vật chỉ chiếm 0,1% trong 1,4% thị trường các loại thực phẩm thịt chay từ thực vật, thì cá nuôi cấy tế bào dường như đang là mục tiêu lớn của các nhà đầu tư mạo hiểm.

Một số công ty được thành lập để nghiên cứu về sản phẩm độc đáo này, trong đó có thể kể đến: BlueNalu có trụ sở tại San Diego đã huy động được 84,6 triệu USD (hơn 2 tỷ VNĐ) kể từ khi thành lập vào năm 2018 và Wildtype nhận được 100 triệu USD (gần 2,5 tỷ VNĐ) nhờ công tác gọi vốn từ các doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư mạo hiểm, trong đó có nam tài tử nổi tiếng Leonardo DiCaprio.

Nam tài tử Leonardo DiCaprio, người tham gia đầu tư cho dự án nuôi cấy thuỷ sản.

Những người ủng hộ phương pháp nuôi cấy này tin rằng đây chính là giải pháp cho nhiều vấn đề về môi trường biển, đặc biệt là tình trạng đánh bắt cá quá mức. Bên cạnh đó nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ giúp người tiêu dùng phòng tránh được những rủi ro sức khỏe do thuỷ ngân và vi nhựa xâm nhập vào cá tự nhiên. Nếu việc mua bán thuỷ sản trước đây phải trải qua từ 10 đến 15 giai đoạn trung gian để đến tay người mua, thì với loại cá “nhân tạo" này, người ăn sẽ biết được sản phẩm mình dùng có nguồn gốc cụ thể từ đâu.

Người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Wildtype, Justin Kolbeck, đồng thời cũng là một cựu quan chức từng làm việc về vấn đề mất an ninh lương thực tại nước ngoài bày tỏ sự lo lắng rằng nguồn thuỷ hải sản tự nhiên hiện tại sẽ không thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tình trạng dân số tăng nhanh.

Phạm vi việc đánh bắt thuỷ hải sản lớn đến nỗi nếu dự án này không thành công, không chỉ chúng ta mà cả các loài khác cũng sẽ gặp nguy cơ lớn. Không thể đợi đến lúc cuối cùng mà chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ, khi đại dương vẫn còn có thể phục hồi

Chúng ta đang tạo ra thảm hoạ môi trường do sự gián đoạn bất thường của chuỗi cung ứng và tiêu thụ thuỷ hải sản đang ở mức cao nhất mọi thời đại

Hiện tại, BlueNalu đang tập trung phát triển sản phẩm cá ngừ vây xanh. Ông Cooperhouse tuyên bố rằng công ty mình sẵn sàng mở rộng quy mô và tin rằng chỉ trong 10 năm tiếp theo, những nhà máy tương tự sẽ được xây dựng khắp thế giới và có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho tất cả mọi người.

Một nguồn thuỷ hải sản bền vững là nhu cầu cấp thiết để đáp ứng dân số đang trên đà gia tăng, dự kiến đạt mức 10 tỷ người vào năm 2050. Trong khi các loại thịt, cá có nguồn gốc thực vật đang thu hút được sự chú ý của nhiều người ở thời điểm hiện tại thì trong 2 năm tiếp theo, các loại thịt được nuôi cấy dự kiến sẽ xuất hiện trên bàn ăn của mỗi gia đình.

Những hoài nghi nhất định

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng để các sản phẩm nuôi cấy tế bào có thể thay thế cho sản phẩm đánh bắt hoặc nuôi trồng, thì nhà sản xuất phải làm cho giá thành của chúng nằm ở mức cạnh tranh và khiến người tiêu dùng sẵn sàng thay thế nó cho các loại thuỷ sản tự nhiên.

Ngoài ra, số lượng thuỷ sản được sản xuất ra cũng phải đủ lớn để thay thế cá đánh bắt. Nhưng trên thực tế, giả thuyết này khó có thể thực hiện vì ngay cả số lượng cá được "nuôi trồng" cũng chỉ bổ sung vào chứ không thể thay thế được cá đánh bắt ngoài khơi.

Tôi thực sự nghi ngờ về những tuyên bố rằng các công ty sản xuất thuỷ hải sản nuôi cấy sẽ tạo ra sự khác biệt cho ngành thuỷ hải sản và bảo tồn đại dương

California là bang có sự đầu tư lớn nhất vào việc nghiên cứu sản phẩm thịt thay thế so với bất kỳ bang nào khác trên toàn Hoa Kỳ. Khoảng 5 triệu USD đã được tài trợ cho 3 trường Đại học California: UC Berkeley, UC Davis và UCLA. Bên cạnh đó, chính quyền ông Biden cũng đang ủng hộ loại thịt được nuôi cấy bằng tế bào thông qua một sắc lệnh gần đây.

Khi được sản xuất trong phòng thí nghiệm, các loại thuỷ sản như cá hồi và cá ngừ có thể được tối ưu hoá về hương vị, kết cấu và hàm lượng dinh dưỡng, đảm bảo người dùng có thể nấu chín hoặc ăn sống như sushi. Mặc dù vậy, chúng ta chưa thể biết chắc liệu người tiêu dùng có chấp nhận loại cá này hay không.

Người tiêu dùng cần sản phẩm có hương vị giống hay thậm chí là tốt hơn sản phẩm gốc với mức giá rẻ hơn và được sử dụng rộng rãi hơn

Ngay cả những người từng hoài nghi về phương pháp nuôi cấy tế bào cũng phải thừa nhận rằng thuỷ sản nuôi cấy có tiềm năng thị trường rất lớn, nhưng đồng thời nó cũng sẽ luôn là một mặt hàng đắt tiền dù cho chi phí có giảm dần theo thời gian. Và điều đó dường như sẽ khiến chúng trở nên xa lạ đối với người tiêu dùng, đặc biệt là khi cá hồi và cá ngừ không phải là loại cá nằm trong danh sách bị đe doạ.

Sản phẩm này đang cung cấp cho người giàu một lựa chọn khác. Ngay cả ở mức giá rẻ nhất có thể, nó cũng không phải là thực phẩm mà mọi người sẽ lựa chọn để sử dụng hằng ngày

Tiềm năng trong tương lai

BlueNalu mới đây tuyên bố họ đã phát hiện ra chìa khóa vàng cho vấn đề giá cả, giúp họ đạt được lợi nhuận đáng kể cho nhà máy quy mô lớn đầu tiên của mình. Theo đó, điểm then chốt của vấn đề nằm ở việc các công nghệ sẽ giúp giảm chi phí vận hành và chi phí vốn. Kết hợp với thương hiệu sản phẩm cao cấp cùng việc xác định mục tiêu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp này tạo ra lợi nhuận gộp lên đến 75%.

Tôi nhận thấy rõ vai trò của thuỷ sản thay thế trong việc cung cấp nguồn thực phẩm bền vững, tương tự như cách tôi khai thác có chọn lọc và nuôi trồng thuỷ sản. Cả nguồn thuỷ hải sản nuôi cấy tế bào lẫn nguồn thuỷ hải sản có nguồn gốc thực vật đều có thể là một bộ phận của tương lai

Bên cạnh đó, ông Jones còn chia sẻ các sản phẩm thuỷ sản thay thế có thể đạt từ 1% đến 2% thị trường tổng thể, tương tự như các loại thịt có nguồn gốc thực vật với điều kiện những ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến môi trường và xã hội cần phải được xem xét, chẳng hạn như lượng khí thải carbon và nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào.

Hầu hết các công ty sản xuất sẽ không chia sẻ tài sản trí tuệ của mình và hiện tại chúng ta vẫn chưa biết rõ hiệu quả của việc nuôi cấy này. Công ty BlueNalu so sánh phương pháp của mình với quy trình sản xuất bia, đồng thời nhấn mạnh nền công nghiệp thuỷ sản hiện tại đang thâm dụng quá nhiều tài nguyên.

Các hình thức đánh bắt truyền thống phải sử dụng lượng lớn các nguồn lực như lao động trên tàu, dầu mỏ và phương tiện vận chuyển lớn, nhưng chỉ đạt được hiệu quả ở mức 50% đến 70% tuỳ thuộc vào loài

Hai công ty đi đầu trong việc sản xuất thuỷ sản nuôi cấy tế bào là BlueNalu và Wildtype cho biết không có giải pháp nào là duy nhất để đáp ứng nhu cầu thuỷ sản của thế giới, nhưng họ tin rằng sự hiện diện của phương pháp mới này có thể đảm bảo sự bền vững hơn trong ngành. Và vai trò chính của bọn họ là hỗ trợ quá trình chuyển đổi của các phương pháp truyền thống trong bối cảnh hiện nay.


Nguồn: The Guardian

Chia sẻ Facebook