Chặn hơn 500 website vi phạm bản quyền tại Việt Nam

Chia sẻ Facebook
21/07/2022 16:06:08

Theo ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam, tính đến 30/6, Việt Nam đã chặn trên 500 trang web vi phạm bản quyền.

Theo ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2022, đơn vị đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng chặn trên 500 website vi phạm bản quyền.


Chặn trên 500 website vi phạm bản quyền

Ngày 21/7, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH và TTĐT), Bộ TT&TT phối hợp với Liên minh giải trí và sáng tạo (ACE), Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ tổ chức hội thảo "Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam".

Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH và TTĐT,  tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường mạng đang là vấn đề nhức nhối.

Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH và TTĐT cho biết, tình trạng vi phạm bản quyền hiện rất nhức nhối.

Các mạng xã hội xuyên biên giới (Facebook, YouTube…), các trang thông tin và mạng xã hội hàng ngày truyền tải nguồn nội dung số khổng lồ tới hàng triệu người dùng Internet, trong đó, có nhiều nội vi phạm bản quyền. Ông Lê Quang Tự Do cho biết, đây cũng là nơi tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra rất nhức nhối và nó gây thiệt hại tới quyền lợi và uy tín của các đơn vị chủ sở hữu nội dung.

Thời gian qua, Cục PTTH và TTĐT đã nhận được nhiều yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền nội dung về giải trí như bóng đá, phim ảnh, game show… Tuy nhiên, ông Lê Quang Tự Do thừa nhận việc xử lý mất nhiều thời gian, công sức và gặp khó khăn khi các hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền hết sức tinh vi và biến đổi liên tục, luôn che giấu thông tin chi tiết và thực hiện xuyên biên giới từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.

Chia sẻ về thực trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số tại Việt Nam, ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam thông tin: Việc vi phạm bản quyền trên môi trường số diễn ra công khai trên nhiều nền tảng, nội dung bị vi phạm thuộc sở hữu của các đơn vị sản xuất nội dung số được phát sóng và đăng tải trên các nền tảng truyền thông, gây thiệt hại cho chủ sở hữu.

Các hành vi vi phạm bản quyền phổ biến như livestream, phát trực tiếp trên các mạng xã hội hoặc website; copy nguyên trạng các nội dung đã phát hoặc cắt ghép, chỉnh sửa các video, sau đó đăng tải trái phép lên Internet.

Nội dung vi phạm được sử dụng trái phép tại các website, ứng dụng OTT do nhà nước cấp phép; các website đăng ký tên miền và đặt server ở nước ngoài; các app OTT lậu được chia sẻ trên Internet hoặc được cài đặt qua các thiết bị Android TV Box; các mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, TikTok, Gapo, TalkTV, Instagram, Twitch; các nhà cung cấp nội dung trên mạng di động…

Tính đến tháng 6/2022, Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến trên 500 website vi phạm bản quyền.


Vi phạm bản quyền video trực tuyến làm thất thoát 348 triệu USD

Tại hội thảo, ông Neil Gane, Chuyên gia tư vấn Liên minh giải trí và sáng tạo khu vực Châu Á Thái Bình Dương dẫn số liệu từ Media Partners Asia cho thấy, tình trạng vi phạm bản quyền video trực tuyến ngày càng phổ biến.

Theo báo cáo, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp. Dự đoán, nếu không kiểm soát được tình hình này, đến năm 2027, số người dùng vi phạm bản quyền có thể tăng tới 19,5 triệu, dẫn tới lượng doanh thu bị thất thoát ở mức 456 triệu USD.

Tại hội thảo, cơ quan chức năng cho biết đã chặn hơn 500 website vi phạm bản quyền.

Theo các chuyên gia, kiểm soát tình trạng vi phạm bản quyền sẽ giúp gia tăng giá trị nhờ vào việc tăng lượng khách hàng hợp pháp và tăng doanh thu của lĩnh vực video trực tuyến cao cấp, có thể tăng gấp đôi giá trị đầu tư cho các nội dung video trực tuyến trong nước lên mức 150 triệu USD vào năm 2027 so với con số hiện tại ước tính là 75 triệu USD. Những biện pháp gia tăng kiểm soát tình trạng vi phạm bản quyền sẽ làm cho khoảng 60% hoặc nhiều hơn số thuê bao trái phép, phải chuyển đổi sang các dịch vụ SVOD (tạm dịch: video theo yêu cầu cho phép người dùng chọn xem) chi phí thấp và phổ biến ở Việt Nam.

Báo cáo chỉ ra rằng, đẩy mạnh nỗ lực chống vi phạm bản quyền các nội dung video trực tuyến sẽ giúp tăng 3 lần doanh thu. Kiểm soát được tình trạng vi phạm bản quyền sẽ tạo thêm 4.870 việc làm mới cho thị trường lao động, nhờ sản lượng lao động trong lĩnh vực video tăng lên 351 triệu USD vào năm 2027, một mức tăng đáng kể so với con số 134 triệu USD hiện nay.


Duy Vũ

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Tham vọng bành trướng toàn cầu của TikTok gặp khó icon 0

TikTok đối mặt với các thách thức mới trên toàn cầu, đó là sự ra đi của các lãnh đạo chủ chốt cũng như hành vi thu thập dữ liệu gây quan ngại.

iOS 15.6 bản chính thức cập nhật những gì? icon 0

Những nâng cấp mới trên iOS 15.6 bản chính thức bao gồm phần sửa lỗi báo đầy bộ nhớ, khắc phục chuyện Safari tự động quay lại trang trước...

Thêm một sàn giao dịch tiền số cấm nhà đầu tư rút tiền

icon 0

Zipmex, sàn giao dịch tiền mã hóa trụ sở tại Singapore, thông báo sẽ tạm dừng hoạt động rút tiền của nhà đầu tư do biến động thị trường.

WhatsApp, iMessage sắp phải cho phép người dùng gửi tin nhắn đến một nền tảng khác?icon0Liên minh châu Âu - EU đang cân nhắc một quy định mang tính bước ngoặt dự kiến được thông qua vào đầu tháng Bảy tới.

Nắng nóng kỷ lục tại Anh khiến máy chủ Google dừng hoạt động

icon 0

Ngày nắng nóng kỷ lục tại Anh khiến hệ thống tản nhiệt máy chủ của Google gặp sự cố, dẫn đến một số dịch vụ đám mây ngừng hoạt động.

Thêm một công ty chứng khoán vay nợ Thế Giới Di Động cả trăm tỷ đồng

icon 0

Dù có khoản vay nợ lớn và từng chạm mốc 1 tỷ USD vào thời điểm cuối năm 2021 nhưng MWG cũng đồng thời có khoản thu đáng kể từ lãi cho vay và lãi tiền gửi.

Ra đời hơn 50 năm nay, các dòng code già cỗi này vẫn đang gánh vác tiền của bạn mỗi ngàyicon0Ra đời từ hơn 50 năm trước, nhưng cho đến giờ COBOL vẫn đang là nền tảng cho 43% các hệ thống ngân hàng.

Tra cứu điểm thi THPT 2022 ở Nam Định như thế nào?icon0Thí sinh ở Nam Định có thể chuẩn bị sẵn một số kênh tra cứu điểm thi THPT 2022 khác nhau, bao gồm website của Sở Giáo dục & Đào tạo.

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 TP.HCM như thế nào?icon0Thí sinh ở TP.HCM có thể chuẩn bị sẵn một số kênh tra cứu điểm thi THPT 2022 khác nhau, bao gồm website của Sở Giáo dục & Đào tạo.

Tra cứu điểm thi THPT 2022 của Thái Bình như thế nào?

icon 0

Thí sinh ở Thái Bình có thể chuẩn bị sẵn một số kênh tra cứu điểm thi THPT 2022 khác nhau, bao gồm website của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook