CEO Keppel: "Chúng tôi có vị thế rất tốt để rót thêm vốn vào Việt Nam"
Tập đoàn Keppel – một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Singapore – đang để mắt tới Việt Nam, khi đất nước hình chữ S trở thành trung tâm sản xuất cho những công ty muốn đa dạng hóa khỏi Trung Quốc.
CEO Keppel: "Chúng tôi có vị thế rất tốt để rót thêm vốn vào Việt Nam"
Tập đoàn Keppel – một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Singapore – đang để mắt tới Việt Nam, khi đất nước hình chữ S trở thành trung tâm sản xuất cho những công ty muốn đa dạng hóa khỏi Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, CEO Keppel Loh Chin Hua lưu ý các doanh nghiệp dần dần theo đuổi chiến lược “Trung Quốc cộng 1”. Đây là nỗ lực tìm kiếm địa điểm sản xuất thay thế để giảm thiểu rủi ro quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các công ty bắt đầu chiến lược đa dạng hóa khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, và càng được đẩy nhanh hơn trong bối cảnh COVID-19. Còn nhớ trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành, các chính sách phong tỏa khắc nghiệt của Trung Quốc đã bóp nghẹt chuỗi cung ứng của nhiều công ty, đồng thời khiến họ phải suy nghĩ lại về rủi ro quá phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
“Rất nhiều doanh nghiệp đa quốc gia, nhất là công ty công nghệ, bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam. Họ xem đất nước hình chữ S như địa điểm sản xuất tiềm năng”, ông Loh chia sẻ. “Chúng tôi có vị thế rất tốt để rót thêm vốn vào Việt Nam”.
Năm 2022, Keppel Land, đơn vị kinh doanh bất động sản của Keppel, cho biết đã tiến tới thỏa thuận hợp tác với CTCP Địa ốc Phú Long và Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh để mua lại 49% lợi ích ở 3 khu đất tại Hà Nội. Khu đất này được mua lại với giá 118 triệu USD.
Keppel và đối tác ở Việt Nam dự tính phát triển 1,260 căn hộ, trong đó bao gồm 1,000 căn chung cư và hơn 200 nhà biệt lập. Dự án này là một phần của Mailand Hanoi City – một dự án đang trong quá trình xây dựng, bao gồm khu dân cư, khu phức hợp, trường học và bệnh viện. Ngoài ra, Keppel Land còn có quyền ưu đãi đầu tiên (ở các giai đoạn sau của dự án. Các cơ hội ở mảng năng lượng
“Bên cạnh bất động sản, chúng tôi cũng thấy nhiều cơ hội về chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam”, ông Loh cho biết. “Chúng tôi cũng đang cân nhắc khả năng tạo mảng kinh doanh chuyển hóa rác thải thành năng lượng ở Việt Nam và cả trung tâm dữ liệu – vốn là thế mạnh của tập đoàn”.
Keppel có mảng kinh doanh trung tâm dữ liệu trải dài ở nhiều quốc gia như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và các thị trường khác. Tập đoàn hiện có sự.
Với sự hậu thuẫn của hậu thuẫn của quỹ đầu tư quốc gia Singapore Temasek, Keppel được nhiều chuyên gia đánh giá là doanh nghiệp mỏ neo đã góp công vào xu hướng công nghiệp hóa nhanh chóng của Singapore.
Giống như các công ty cùng ngành, Keppel đã vượt qua nhiều cơn bão trong suốt lịch sử của mình. Tập đoàn này là một trong những công ty chế tạo giàn khoan ngoài khơi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với nhiều trở ngại do xu hướng chuyển dịch từ dầu khí sang năng lượng sạch hơn trên toàn cầu.
Năm 2023, Keppel đã thoái vốn khỏi mảng chế tạo giàn khoan ngoài khơi ở nước ngoài để tập trung vào các lĩnh vực khác như trung tâm dữ liệu và phát triển đô thị. Trước đó, họ đã công bố thỏa thuận sáp nhập đơn vị giàn khoan của mình với một công ty xây dựng giàn khoan khác của Singapore là Sembcorp Marine.
Các cuộc đàm phán diễn ra khi giá dầu sụt giảm và cả hai bên đều muốn xoay trục sang thị trường năng lượng sạch. Vào thời điểm đó, họ tin rằng bằng cách kết hợp vốn và tài nguyên của 2 công ty, họ sẽ có vị thế tốt hơn để đáp ứng cho một ngành công nghiệp đang cố gắng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Việc sáp nhập đã nhận được sự chấp thuận của cổ đông vào tháng 2/2023.
Bên cạnh Việt Nam, Keppel cũng để mắt tới các quốc gia khác trong khối ASEAN. “Các quốc gia như Indonesia, Thái Lan và Malaysia đều hưởng lợi từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Họ cũng hưởng lợi từ sự giàu có và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng”, ông Loh đánh giá. “Hiện có nhiều cơ hội tốt để đầu tư và kinh doanh, nhất là ở các thị trường ASEAN”.
Vũ Hạo (Theo Nikkei)