Cây cối có bị ung thư không?
Các loại cây cối cũng có thể bị ung thư, do nhiều nguyên nhân khác nhau
Đầu tiên phải định nghĩa ung thư là gì? Ở người, ung thư là một nhóm bệnh, mà việc phân chia của các tế bào diễn ra bất thường, không có kiểm soát, những tế bào đó lại có khả năng xâm lấn đến nơi khác (di căn).
Không phải tất cả khối u đều là ung thư, có thể có u lành tính, điểm khác biệt là u lành tính không di căn. Động vật cũng mắc ung thư. Ung thư thường liên quan đến sự biến đổi của bộ máy di truyền trong nhân tế bào (ADN).
Ung thư ở thực vật khác động vật như thế nào?
Ở người và động vật, tế bào ung thư di chuyển đến các nơi khác qua hệ thống các mạch máu và mạch bạch huyết để di căn. Thực vật cũng có hệ mạch dẫn bao gồm xylen (để vận chuyển nước và các chất hòa tan) và phloem (để vận chuyển đường và các a xít amin). Tuy nhiên trong lòng xylem và phloem lại không có tế bào, nên tế bào ung thư không di căn được.
Nhưng bản thân mầm bệnh có thể di chuyển. Vì vậy, vi khuẩn có thể lây nhiễm vào các tế bào ở một khu vực nào đó của cây , nhưng nếu sau đó vi khuẩn nhân lên và tái tạo, nó có thể di chuyển đi nơi khác hoặc bị sinh vật khác mang đi nơi khác.
Do đó, phần lớn bệnh ở thực vật không mang tính tự phát, và thường được vi khuẩn hoặc nấm kích hoạt. Trong khi ung thư ở động vật là sự tự phát mầm bệnh trong quá trình sao chép DNA.
Hiện nay, các nhà khoa học tại CFP đang nghiên cứu các mối đe dọa xâm lấn có thể xảy ra trong tương lai đối với cây cối, cũng như cách làm cho cây có khả năng phục hồi tốt hơn.
Một phương pháp là so sánh bộ gene của những cây bị bệnh với những cây có khả năng kháng sâu bệnh. Nếu cây nhận được nhiều hơn một phiên bản của gene trong nhóm kháng bệnh, thì phiên bản đó có thể giúp cây chống lại bệnh tật.
Ngoài ra các tế bào thực vật có màng rất cứng, nên các tế bào ung thư dù phát triển mạnh cũng rất khó có thể phá hủy và xâm lấn ra các tổ chức xung quanh. Thường chỉ có thể phát triển tại chỗ đến một giới hạn nào đấy và bị bao bọc xung quanh, tạo thành các chỗ phồng lên ở lá (gall) hoặc thân cây (burl) mà tiếng Việt chúng ta thường gọi là NU như nu nghiến, nu hương. Gỗ nu lại thường rất cứng và có vân đẹp lạ.
Theo các phỏng đoán hiện nay, dường như cơ chế phát hiện sai hỏng trên ADN của thực vật hoạt động hiệu quả hơn chúng ta khá nhiều. Thay vào đó, ung thư ở cây cối thường gây ra bởi đột biến do virus, vi khuẩn, nấm hoặc côn trùng.
Tuy cơ chế của mỗi tác nhân có đôi chút khác biệt, giới nghiên cứu tạm chia chúng thành hai hướng tác động chính là kích thích sản sinh hormone tăng trưởng quá độ hoặc gây đột biến gen kiểm soát khối u theo hướng gây ung thư .
Hiện nay, các nhà khoa học chưa hoàn thành được nghiên cứu nào về tác động của khối u lên hoạt động sống của cây nhưng tới giờ thì họ hoàn toàn có thể kết luận dựa trên thực nghiệm rằng phần lớn các ca mắc ung thư ở thực vật đều sống sót khá lâu. Một số rất ít trường hợp gây chết vẫn đang được nghiên cứu thêm.
Tự nhiên trông vậy mà không hề đơn giản chút nào. Thật thú vị phải không?