Cậu vừa học vừa làm, thay chị gái làm cha, làm mẹ của 4 đứa cháu thơ

Chia sẻ Facebook
08/10/2022 07:59:44

Đại dịch Covid-19 đã khiến 4 đứa trẻ không còn cả cha lẫn mẹ, phải sống nương tựa vào ông bà ngoại đã già yếu. Thương cháu, người cậu 23 tuổi vừa học vừa đi làm xe ôm để có tiền giúp bố mẹ nuôi 4 đứa cháu nhỏ, cả nhà được no bụng mỗi ngày.

Đại dịch Covid-19 đã bước qua những giai đoạn căng thẳng nhất tại Việt Nam. Thế nhưng, những hậu quả mà nó còn để lại vẫn còn mãi, nhiều gia đình đã không còn đủ các thành viên, có những đứa trẻ trở thành trẻ mồ côi.

Những hình ảnh khó quên trong đại dịch Covid-19. (Ảnh: Vietnamnet)

Nhiều bác sĩ, nhân viên y tế kiệt sức sau những giờ chống dịch không ngừng nghỉ. (Ảnh: VTV)

Đó là hoàn cảnh của gia đình chàng trai 23 tuổi N.H.P ở Quận 10, TP.HCM. Mới 23 tuổi nhưng P. đã trở thành trụ cột chính trong gia đình, lo cho 4 đứa cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ. Hàng ngày, P. tranh thủ ban ngày đi học, tối về lại chạy xe ôm xuyên đêm chỉ để đỡ đần bố mẹ đã không còn khả năng lao động nuôi 4 cháu nhỏ.

4 đứa bé bỗng chốc mồ côi cả cha lẫn mẹ sau đại dịch. (Ảnh: Thanh Niên)


Chia sẻ với báo Thanh Niên, P. cho biết thời gian đầu mới chạy xe ôm, em cảm thấy đuối sức nhưng rồi cũng quen dần. P. tâm sự: “Lúc ở trường em sẽ làm hết bài tập, lo xong bài vở để về nhà nghỉ ngơi rồi đi chạy xe. Mỗi ngày em ngủ khoảng 3 – 5 tiếng thôi, nhưng bù lại các cháu được no bụng”.


P. cho biết chạy đêm sẽ được nhiều tiền hơn, mỗi chuyến sẽ được cộng thêm 10.000 đồng. Bên cạnh đó, buổi tối mọi người cũng đi nhiều nên em thường chạy liền không nghỉ ngơi. Khi được hỏi về dự định trong tương lai, chàng trai 23 tuổi chỉ gượng cười và chia sẻ mong ước nhỏ nhoi: “Trước mắt lo cho các cháu qua ngày đã là được, còn em tương lai tính sau”.

Hai ông bà đã lớn tuổi, giờ lại thay con gái chăm cháu, lo cho chúng cái ăn, cái mặc. (Ảnh: Thanh Niên)

Ước mơ của P. thật giản dị, em chỉ mong mỗi ngày kiếm được khoảng 500.000 đồng để có đủ chi phí cho bố mẹ chăm cháu, cả nhà được no bụng. 23 tuổi nhưng P. mới học cấp 3 tại trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.10. P. chỉ học hết lớp 9 rồi nghỉ học đi làm để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Sau khi chật vật với đủ ngành nghề, em quyết định xin đi học lại với hy vọng có tấm bằng cấp 3 trong tay, em sẽ có việc làm ổn định.

Là cha, thấy con trai mình vất vả, ông H. cũng lo lắng, nhiều đêm không ngủ được, cứ khoảng 2 giờ sáng ông lại gọi điện thoại cho các con, con nghe máy ông mới thở phào nhẹ nhõm rồi tiếp tục chờ con về. Ông cũng nhiều lần khuyên con nên chú ý tới sức khỏe và về sớm hơn cho an toàn.

Người cậu vừa đi học, vừa đi làm, kiếm tiền đỡ đần bố mẹ để lo cho 4 đứa cháu nhỏ. (Ảnh: Thanh Niên)

Trước đó, vào tháng 8/2021, chị gái của P. phát hiện mình đã nhiễm Covid-19 khi đang mang thai. Em bé được bác sĩ chỉ định sinh mổ và tách rời mẹ để cách ly. Tuy nhiên, 2 tuần sau sinh, chị gái của P. đã ra đi, để lại đứa con thơ vừa chào đời cùng 3 đứa nhỏ nữa. Chồng chị cũng đã mất trước đó 1 tuần. Vậy là 4 đứa trẻ bỗng chốc mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Thương con, thương cháu, ông H., cha của chàng trai 23 tuổi đã đưa cháu về nhà chăm sóc dù nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn. Em bé nhỏ nhất được ông đặt tên là Vy vì sinh ra trong đúng mùa Covid.

Vậy là 4 đứa cháu nhỏ được lớn lên trong vòng tay của ông bà ngoại và 2 người cậu. Nhưng tai họa lại lần nữa ập đến khi ông H. bị bệnh nặng, không thể đi làm quá nhiều chủ yếu làm công tác cộng đồng tại địa phương, 1 tháng thu nhập khoảng 1 triệu đồng, số tiền quá ít cho gia đình 8 người. Vậy là mọi gánh nặng kinh tế đặt lên vai chàng trai 23 tuổi.

Những tấm biển cách ly dường như đã quá quen thuộc với người dân trong đại dịch. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Dù được sự chung tay của cộng đồng, địa phương cũng như nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ, thế nhưng, tương lai phía trước của 4 đứa trẻ vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Em trai của H., mới vào đại học nhưng cũng đã vừa làm vừa học để tự lo cho mình, giảm bớt gánh nặng cho anh trai.


Covid-19 đã đem đến bao đau thương mất mát cho các gia đình. Chẳng hạn như trường hợp của cô bé 5 tuổi, mẹ mất sau đại dịch, không có bố nên em được gửi về cho ông ngoại. Người ông đã lớn tuổi, tóc bạc phơ, nhìn thấy cháu mà rơi nước mắt, chỉ biết nói: “Con về rồi hả”.

Cô bé nước mắt lưng tròng khi biết từ nay đã không còn được gặp mẹ nữa. (Ảnh: Thanh Niên)

Người ông tóc đã bạc phơ, nghẹn ngào đón đứa cháu thơ ngây về nhà chăm sóc. (Ảnh: Thanh Niên)

Nỗi đau với những gia đình mất đi người thân là quá lớn, đặc biệt là với những đứa trẻ. Chỉ hy vọng, thời gian trôi qua, vết thương lòng của những đứa bé sẽ phai nhạt dần.


Cùng cập nhật những tin tức mới nhất tại YAN !

Đại dịch đã đi qua những giai đoạn căng thẳng nhất nhưng nỗi đau mất mát của các gia đình mất đi người thân vẫn còn đó. Đặc biệt là những bé nhỏ, mất đi cả bố lẫn mẹ. Đó có lẽ là nỗi đau không bao giờ có thể bù đắp được. Chỉ hy vọng, các em sẽ nhận được sự quan tâm từ những người thân trong gia đình, cộng đồng, xã hội. Chính những sự quan tâm, chăm sóc có lẽ sẽ giúp các em vơi bớt nỗi buồn khi không còn bố mẹ. Và hy vọng, các em sẽ mạnh mẽ vượt qua tất cả để tiếp tục cuộc sống bởi các em còn cả tương lai dài phía trước.


Cùng cập nhật những tin tức tương tự tại đây !

Chia sẻ Facebook