Cậu bé nằm bất động trên sàn tàu, hành khách quyết định gọi cảnh sát khi nhìn thấy ĐÔI TAY của đứa trẻ: Sự thật sau đó không thể tin nổi
Nếu không muốn con trở thành đứa trẻ thô lỗ trong mắt người khác, cha mẹ có thể tham khảo những nguyên tắc trên trong việc giáo dục con hàng ngày.
Con cái là bảo bối quý giá nhất trong trái tim của mỗi bậc cha mẹ, họ không muốn thấy con mình bị tổn thương trong bất kỳ tình huống nào, kể cả khi con cái thể hiện một số hành vi không tốt ở ngoài đời. Vậy nên một cảnh tượng trên tàu điện ngầm Trung Quốc mới đây đã khiến nhiều hành khách bức xúc cực độ.
Cụ thể, khi tàu đang chạy thì nhiều người phát hiện ra trên sàn tàu, một bé trai nằm dưới đất. Ban đầu họ tưởng là trẻ nghịch ngợm nên chui xuống gầm ghế chơi.
Nhưng sau khi quan sát kỹ mới thấy bé trai nằm dưới gầm ghế của mẹ bất động, bị trói tay, hành khách cảm thấy khó tin và cảm thấy người mẹ giống như một kẻ buôn người nên dứt khoát gọi cảnh sát. Khi cảnh sát hỏi lý do, người mẹ phải mất một thời gian dài mới giải thích rằng vì đứa trẻ nghịch ngợm và lo lắng sẽ làm phiền người khác trên tàu điện ngầm nên bất đắc dĩ phải trói tay con cho nằm dưới ghế.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng bày tỏ sự bất bình trước cách làm của người mẹ này. Rõ ràng dù trẻ có nghịch ngợm cỡ nào cũng không nên hành động bạo lực như vậy, điều này không chỉ có tác hại rất lớn đến sức khỏe mà còn cả tinh thần của trẻ.
Để con cái không trở thành đứa trẻ "gấu con" trong mắt người khác, cha mẹ nên giáo dục như thế nào?
1. Đừng chỉ trừng phạt thân thể
Khi trẻ có hành vi không đúng mực nơi công cộng, cha mẹ phải ngăn chặn kịp thời và nói với trẻ rằng hành vi đó là sai. Tuy nhiên, trừng phạt bằng bạo lực ngay từ đầu với hy vọng khiến con cái nhớ lại lỗi lầm của mình không phải là cách làm khôn ngoan. Khi con lớn hơn, bạn sẽ thấy rằng lòng tự trọng của con ngày càng lớn mạnh. Đánh mắng một đứa trẻ khi có nhiều người sẽ là một đòn giáng mạnh vào lòng tự trọng của chúng. Điều đó cũng rất bất lợi trong quá trình phát triển sau này của trẻ.
2. Đặt ra các quy tắc và hướng dẫn cho trẻ em
Trong quá trình trẻ lớn lên, hãy đặt ra một số quy tắc cho trẻ, nói cho trẻ biết những hành vi nào là tuyệt đối không được, tác động và hậu quả sẽ xảy ra với trẻ nếu làm. Khi trẻ có đủ nhận thức thì trong tiềm thức trẻ cũng sẽ tự kiềm chế hành vi của mình, chỉ có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả "chữa khỏi" các triệu chứng và nguyên nhân gốc rễ.
3. Tác động đến trẻ bằng lời nói và việc làm của mình
Trong cuộc sống, cha mẹ cũng nên quan tâm nhiều hơn đến lời nói và việc làm của mình, bởi bất cứ hành vi nào của cha mẹ cũng sẽ được con cái học hỏi và bắt chước. "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", hay "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh". Người lớn mà phẩm chất đạo đức hư hỏng thì khó mà có được con cháu tử tế nên người.
Việc chúng sẽ lớn lên, hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng nào thì còn là việc của tương lai. Nhưng có một điều chắc chắn mà các nhà tâm lý giáo dục từng khẳng định: Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ.
Theo Hiểu Đan
Nhịp Sống Việt