Cậu bé 3 tuổi vào phòng tắm một mình thì bị sinh vật cực độc phun nọc vào mắt, là rắn gì?
Một sinh vật cực kỳ đáng sợ đã chui vào nhà tắm để kiếm ăn.
Mới đây, vào ngày 8/4/2021, một tài khoản Facebook Thái Lan có tên Chumpol Punnin đã đăng tải những hình ảnh thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng nước này với 13 ngàn lượt chia sẻ và 2,5 ngàn bình luận.
Theo đó, bức hình chụp lại một con rắn và một cậu bé (3 tuổi) là nạn nhân của con rắn này. Theo người đăng tải bài viết thì cậu bé đã đi vệ sinh một mình trong phòng tắm và vô tình bị con rắn này phun nọc độc vào mắt.
Người này cũng không biết rõ cậu bé có bị con rắn cắn phải hay không vì cậu bé chưa thể nói được. Theo Chumpol thì rắn có thể đã chui vào nhà và tìm nơi ẩm ướt, có nguồn nước để uống nước và săn chuột.
Ông cũng cảnh báo con nít thường trêu đùa hay nghịch với các sinh vật vì không nhận thức được mức độ nguy hiểm của chúng nên phụ huynh không nên để con một mình vào phòng tắm, hiện cậu bé đã được người nhà đưa đến bệnh viện để chữa trị.
Vậy con rắn tấn công cậu bé là loài rắn gì? Mức độ nguy hiểm ra sao?
Các loài rắn mang ngoài khả năng tiêm nọc trực tiếp bằng răng nanh thì một số loài còn có khả năng phun nọc độc rất xa như hổ mang phun nọc Đông Dương, Rắn hổ mang phun nọc Java, hổ mang đất, hổ mang miền nam Philippines...
Con rắn xuất hiện trong những hình ảnh trên nhiều khả năng chính là một con rắn hổ mang phun nọc Đông Dương (Tên khoa học: Naja siamensia) hay còn gọi là rắn hổ mèo, rắn hổ mang phun nọc Thái - một loài rắn độc nguy hiểm sinh sống ở Đông Nam Á.
Loài rắn này có kích cỡ trung bình (0,9 đến 1,2 mét, tối đa 1,6m) và có thể nhầm lẫn với hổ mang đất vì cả hai đều có ngoại hình lẫn môi trường sống tương đồng nhau. Ở Đông Nam Á, thì chúng phân bố ở Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào và Myanmar...
Môi trường sống của nó thường là ở vùng đồng bằng, đồi núi, đồng bằng, và đất trồng cây hay có thể đi vào khu dân cư để tìm kiếm thức ăn. Thời gian kiếm ăn chủ yếu về ban đêm, ban ngày tỏ ra nhút nhát nhưng ban đêm lại rất hung hăng.
Chúng thường phun nọc độc để tự vệ và khi phương án này không mang lại hiệu quả thì loài rắn này sẽ tấn công bằng cách cắn trực tiếp để tiêm nọc. Nọc độc khi phun vào mắt hay miệng có thể gây nguy hiểm như mù tạm thời (nặng hơn thì mù vĩnh viễn), đau nhức dữ dội...
Còn vết cắn của con rắn có thể làm một người trưởng thành bị tử vong nếu không được chữa trị kịp thời, cách xử lý khi bị phun nọc là nhanh chóng rửa mắt hay miệng và các vùng bị phun nọc bằng bất cứ nguồn nước sạch nào gần đó để tránh nọc độc ngấm vào giác mạc.
Tối ưu hơn, có thể rửa bằng các loại thuốc thông thường như nước muối sinh lý (NaCl 0,9 %, Efticol 0,9 %...) và đưa tới bệnh viện gần nhất để bác sĩ tiếp tục rửa mắt liên tục bằng NaCl 0,9% 500 ml.
Tuyệt đối tránh dụi hay chà lên mắt hay sử dụng các biện pháp dân gian như nhỏ chanh vào mắt, đắp các loại lá cây hay xác trà lên mắt... Không sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt chưa corticoid với các tên biệt dược như: Polydexa, Neodex, Dexacol, Maxitrol, Tobradex...
Cá sấu bị một 'chiếc vòng' lớn quấn chặt lấy miệng của nó: Kết cục bất ngờ!